Trong khi đó, gần hai tuần sau thảm họa, một số tập đoàn sản xuất xe hơivà hàng điện tử như Panasonic, Fujitsu và NEC... của Nhật Bản đang khởi động lạidây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, một số công ty tiếp tục gặp nhiều khó khăn dohoạt động cung ứng phụ tùng bị ảnh hưởng.
Hãng Sony tạm ngừng hoạt động 5 nhà máy, kể các các nhà máy sản xuất tivivà máy ảnh, vì không được cung cấp nguyên liệu hay linh kiện điện tử. Các hãngToyota và Honda đều cho biết sẽ không tiếp tục sản xuất xe hơi cho đến ít nhấtlà tuần sau, thậm chí thời gian này có thể sẽ bị kéo dài.
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành hoạt động của nhà máy điệnhạt nhân Fukushima số 1, cảnh báo không thể cung ứng đủ điện, bởi 13 nhà máyđiện vẫn chưa hoạt động và vấn đề thiếu điện ở miền Đông Nhật Bản có thể còn kéodài nhiều tháng.
Ngày 23/3, TEPCO đã yêu cầu các ngân hàng cung cấp 25 tỷ USD để sửa chữacác nhà máy điện bị hư hại. Theo ước tính của Chính phủ Nhật Bản, tổn thất trựctiếp về cơ sở hạ tầng sau trận động đất và sóng thần vừa qua có thể lên tới 309tỷ USD.
Trước khi xảy ra động đất và sóngthần, theo các dữ liệu kinh tế công bố ngày 23/3, xuất khẩu của nước nàytrong tháng 2 đã tăng 9% so với năm ngoái, đạt gần 5.589 tỷ yen (tươngđương 70 tỷ USD). Đây là tháng thứ 15 liên tiếp xuất khẩu của Nhật Bản tăng, chủyếu là ôtô và thép.
Bộ Tài chính Nhật Bản cũng cho biết cán cân thương mại của nước này trongtháng Hai vừa qua đã quay trở lại thặng dư, phản ánh sự hồi phục kinh tế toàncầu trước khi xảy ra thảm họa kép ở Nhật Bản.
Cụ thể, xuất siêu của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng 2,5% lên tới 654tỷ yen, chủ yếu nhờ xuất khẩu sang châu Á, chiếm hơn một nửa tổng xuất khẩu củaNhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc - đối tác thương mạilớn nhất của nước này - tăng 29,1%, đạt mức 1.163 tỷ yen./.