Xuất khẩu dầu mỏ của Iran tiếp tục sụt giảm trong tháng 6/2012, giữa lúc một số nhà nhập khẩu nhiên liệu tại châu Âu và châu Á quyết định ngừng mua dầu của Tehran do tác động của lệnh trừng phạt dầu mỏ từ Liên minh châu Âu (EU).
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất, nếu được xác nhận, xuất khẩu dầu mỏ của Iran trong tháng Sáu này chỉ vào khoảng 1,2-1,3 triệu thùng/ngày, giảm tới 1 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 90 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2011.
Sở dĩ xuất khẩu dầu mỏ của Iran giảm là do mối đe dọa của các lệnh cấm vận từ EU, dự kiến sẽ được thực thi từ ngày 1/7/2012, bao gồm việc cấm các công ty bảo hiểm châu Âu hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu dầu của Iran.
Trong tháng 5/2012, xuất khẩu dầu thô của Iran cũng chỉ đạt khoảng 1,5 -1,6 triệu thùng mỗi ngày.
Nhiều công ty dầu mỏ của châu Âu đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành các đơn đặt hàng với Iran , bởi số dầu mỏ mà họ đặt mua sẽ không thể cập cảng nhập khẩu sau ngày 1/7 tới.
Trước thực trạng xuất khẩu dầu thô yếu kém như hiện nay, Iran đã phải tạm cất giữ số dầu chưa bán được tại các tàu chở dầu ở vùng Vịnh.
Tuy nhiên, Chính phủ nước này không tiết lộ rằng hiện có bao nhiêu tàu đang chở số dầu tồn kho này tại trung tâm xuất khẩu dầu mỏ chính của nước này là kho cảng Kharg Island .
Ngành dầu mỏ thế giới đang theo dõi sát sao xem liệu số dầu tồn đọng của Iran có thể nhanh chóng được đưa vào thị trường trong thời gian tới hay không , hoặc nước này phải tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút các khách hàng mới từ châu Á và đạt được những tiến bộ mới trong các cuộc đàm phán với phương Tây.
Nhiều khách hàng châu Âu của Iran, trong đó có các công ty dầu khí Total SA (Pháp) và Hellenic Petroleum (Hy Lạp) , đã tạm ngừng các hoạt động nhập khẩu dầu mỏ từ Tehran trước khi lệnh cấm vận của EU bắt đầu có hiệu lực.
Trong khi đó, tập đoàn Royal Dutch Shell (Anh/Hà Lan) - khách hàng nhập khẩu dầu mỏ khối lượng lớn của Iran trong năm 2011 - cũng đã hạn chế đáng kể việc mua dầu thô của nước này.
Công ty dầu mỏ ENI của Italy vẫn nhập khẩu dầu của Iran trong tháng Sáu này, song cho biết sẽ không có kế hoạch tương tự trong tháng 7/2012 . Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm vận từ EU, một số nước châu Á vẫn đang tìm cách tiếp cận nguồn dầu mỏ từ Iran./.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất, nếu được xác nhận, xuất khẩu dầu mỏ của Iran trong tháng Sáu này chỉ vào khoảng 1,2-1,3 triệu thùng/ngày, giảm tới 1 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 90 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2011.
Sở dĩ xuất khẩu dầu mỏ của Iran giảm là do mối đe dọa của các lệnh cấm vận từ EU, dự kiến sẽ được thực thi từ ngày 1/7/2012, bao gồm việc cấm các công ty bảo hiểm châu Âu hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu dầu của Iran.
Trong tháng 5/2012, xuất khẩu dầu thô của Iran cũng chỉ đạt khoảng 1,5 -1,6 triệu thùng mỗi ngày.
Nhiều công ty dầu mỏ của châu Âu đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành các đơn đặt hàng với Iran , bởi số dầu mỏ mà họ đặt mua sẽ không thể cập cảng nhập khẩu sau ngày 1/7 tới.
Trước thực trạng xuất khẩu dầu thô yếu kém như hiện nay, Iran đã phải tạm cất giữ số dầu chưa bán được tại các tàu chở dầu ở vùng Vịnh.
Tuy nhiên, Chính phủ nước này không tiết lộ rằng hiện có bao nhiêu tàu đang chở số dầu tồn kho này tại trung tâm xuất khẩu dầu mỏ chính của nước này là kho cảng Kharg Island .
Ngành dầu mỏ thế giới đang theo dõi sát sao xem liệu số dầu tồn đọng của Iran có thể nhanh chóng được đưa vào thị trường trong thời gian tới hay không , hoặc nước này phải tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút các khách hàng mới từ châu Á và đạt được những tiến bộ mới trong các cuộc đàm phán với phương Tây.
Nhiều khách hàng châu Âu của Iran, trong đó có các công ty dầu khí Total SA (Pháp) và Hellenic Petroleum (Hy Lạp) , đã tạm ngừng các hoạt động nhập khẩu dầu mỏ từ Tehran trước khi lệnh cấm vận của EU bắt đầu có hiệu lực.
Trong khi đó, tập đoàn Royal Dutch Shell (Anh/Hà Lan) - khách hàng nhập khẩu dầu mỏ khối lượng lớn của Iran trong năm 2011 - cũng đã hạn chế đáng kể việc mua dầu thô của nước này.
Công ty dầu mỏ ENI của Italy vẫn nhập khẩu dầu của Iran trong tháng Sáu này, song cho biết sẽ không có kế hoạch tương tự trong tháng 7/2012 . Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm vận từ EU, một số nước châu Á vẫn đang tìm cách tiếp cận nguồn dầu mỏ từ Iran./.
Minh Trang (TTXVN)