Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng Tư ước đạt 5,7 tỷ USD, cao hơn tháng trước 0,55 tỷ USD và tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung bốn tháng đầu năm 2010 đã đạt hơn 20 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt trội đáng kể so với chỉ tiêu tăng trưởng 6%.
Đó là tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi và phát triển của kinh tế Việt Nam sau hơn một năm bị suy giảm nặng nề.
Ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, một số mặt hàng thời gian qua tăng mạnh như sắt thép tăng hơn 195%, cao su tăng gần 142%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 135%, dây điện-dây cáp điện tăng gần 123%…
Bên cạnh đó, có hơn 10 mặt hàng đang đạt "phong độ" tăng trưởng từ 20% đến hơn 80%. Đây được xem như những nhân tố tiềm năng, hứa hẹn bước phát triển mới của xuất khẩu trong thời gian tới.
Kim ngạch xuất khẩu vào hầu hết các thị trường đều gia tăng so với cùng kỳ năm trước nhất là xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng trên 20%, Nhật Bản tăng gần 30%, Trung Quốc tăng hơn 50%.
Các chuyên gia thương mại cũng khuyến cáo, từ đầu năm đến nay, khu vực doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có dấu hiệu bứt phá, vì vậy kim ngạch xuất khẩu bốn tháng qua (đạt khoảng 8,9 tỷ USD), giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước, tức so với lúc “rớt đáy”. Trong khi đó, xuất khẩu hàng hóa (không kể dầu thô) của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 9,46 tỷ USD, tăng 44,2%.
Điều đó cho thấy, khả năng hồi phục hoặc sức cạnh tranh sau khủng khoảng của doanh nghiệp trong nước chưa có bước chuyển biến rõ rệt như đã được giới phân tích kinh tế đặt nhiều kỳ vọng. /.
Tính chung bốn tháng đầu năm 2010 đã đạt hơn 20 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt trội đáng kể so với chỉ tiêu tăng trưởng 6%.
Đó là tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi và phát triển của kinh tế Việt Nam sau hơn một năm bị suy giảm nặng nề.
Ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, một số mặt hàng thời gian qua tăng mạnh như sắt thép tăng hơn 195%, cao su tăng gần 142%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 135%, dây điện-dây cáp điện tăng gần 123%…
Bên cạnh đó, có hơn 10 mặt hàng đang đạt "phong độ" tăng trưởng từ 20% đến hơn 80%. Đây được xem như những nhân tố tiềm năng, hứa hẹn bước phát triển mới của xuất khẩu trong thời gian tới.
Kim ngạch xuất khẩu vào hầu hết các thị trường đều gia tăng so với cùng kỳ năm trước nhất là xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng trên 20%, Nhật Bản tăng gần 30%, Trung Quốc tăng hơn 50%.
Các chuyên gia thương mại cũng khuyến cáo, từ đầu năm đến nay, khu vực doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có dấu hiệu bứt phá, vì vậy kim ngạch xuất khẩu bốn tháng qua (đạt khoảng 8,9 tỷ USD), giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước, tức so với lúc “rớt đáy”. Trong khi đó, xuất khẩu hàng hóa (không kể dầu thô) của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 9,46 tỷ USD, tăng 44,2%.
Điều đó cho thấy, khả năng hồi phục hoặc sức cạnh tranh sau khủng khoảng của doanh nghiệp trong nước chưa có bước chuyển biến rõ rệt như đã được giới phân tích kinh tế đặt nhiều kỳ vọng. /.
Uyên Hương (Vietnam+)