Hôm ấy, bữa cơm tối của chiến sỹ và các hộ dân trên đảo Trường Sa kết thúc sớm hơn mọi ngày. Gần 1 tiếng trước giờ tiến hành buổi lễ, mặc cho trời bắt đầu đổ mưa, hàng chục người đã có mặt tại hội trường, xúm xít giúp các chiến sỹ treo cờ Đảng, đặt tượng Bác, kê bàn ghế.
Ngoài bờ kè, tiếng sóng biển vỗ ì oạp, tiếng động cơ điện gió quay rầm rập, rầm rập. Một sự kiện thiêng liêng, đầy ý nghĩa sắp sửa bắt đầu trên đảo Trường Sa lớn - thủ đô của Quần đảo Trường Sa trong những ngày đầu tiên của Xuân mới 2011.
Quốc tế ca giữa đại dương
Đang chuẩn bị cho bài phát biểu ghi vội, Thượng tá Phạm Văn Chung, Bí thư Đảng ủy Đảo Trường Sa hồ hởi: Đây là lần đầu tiên chúng tôi kết nạp được một đảng viên thuộc khối dân chính đảng. Việc bồi dưỡng, phát triển và kết nạp được một đảng viên nơi đầu sóng ngọn gió này càng mang một ý nghĩa đặc biệt hơn nữa đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ công tác tại đây và nhất là với những hộ gia đình, cán bộ, công chức đang sinh sống, làm việc trên đảo.
Mười mấy dãy bàn đã kín chỗ. Cả bộ đội, cả những cán bộ hành chính, người dân và đoàn khách đến từ đất liền đều có mặt đông đủ. Nhưng đặc biệt hơn, lễ kết nạp Đảng trên đảo hôm nay còn có cả nhiều em nhỏ theo bố mẹ tới hội trường - nơi ban ngày dùng để hội họp của các cơ quan, bộ đội, chiều đến là nhà văn hóa, là nơi vui chơi của sắp nhỏ. Trên hội trường, một cây mai vàng to lênh đênh cả chục ngày trên biển được đặt ngay ngắn, báo hiệu của mùa xuân mới, của đất liền ấm áp.
Cô giáo Bùi Thị Nhung - trung tâm của buổi lễ ngồi ngay ngắn trên bàn đầu tiên. Chiếc kẹp tóc, mẹ cho lúc cô từ biệt gia đình, cùng chồng con tình nguyện ra đảo dạy học đã mấy năm nay chẳng dùng đến.
Tối nay, cô cẩn thận rút nó ra từ trong chiếc rương gỗ, kẹp lên mái tóc thay cho lời động viên của người mẹ sinh thành ra mình.
Đêm ấy, giữa trùng khơi, lần đầu tiên, chúng tôi được lắng nghe tiếng nhạc quốc ca, quốc tế ca trầm hùng hòa lẫn theo nhịp sóng biển. Dưới lá cờ Đảng quang vinh, cô giáo trẻ Bùi Thị Nhung xúc động tuyên thệ: Tôi nguyện phục tùng tuyệt đối sự phân công điều động của đảng, không ngừng phấn đấu trau dồi, kiến thức…
Lời tuyên thệ vào Đảng của cô giáo trẻ Bùi Thị Nhung trong buổi lễ kết nạp Đảng đi vào lịch sử của huyện đảo Trường Sa khi lần đầu tiên kết nạp được một đảng viên thuộc khối dân chính Đảng. Cả hội trường dường như lắng lại khi nghe chị nói trong nước mắt trước trước câu hỏi của chúng tôi: "Là đảng viên, vừa là nhà giáo chị mong muốn điều gì nhất lúc này?"
Nhung cho biết: “Em chỉ mong muốn trường có thêm lớp năm để em có thể dạy các em hết bậc tiểu học, để không phải xa các em sớm trước khi vào bờ.”
Mang cái chữ ra đảo
Tự mò mẫm tìm đường đến lớp học duy nhất trên thị trấn Trường Sa, chúng tôi bất ngờ khi cô giáo còn đang lúi hùi ghi bài tập ở dưới thì cậu lớp trưởng nhìn thấy đã hô: “Các bạn đứng, nghiêm. Chúng con kính chào các chú đến đảo và thăm các con học.”
Còn cô giáo Nhung mỉm cười hài lòng trước sự vâng lời của các học trò ngoan, chỉ khi chúng tôi cảm ơn, các em mới ngồi xuống tiếp tục học. Chỉ tay xuống lớp học cô giáo giới thiệu, lớp học lớn bao gồm hơn mười em, từ lớp một đến lớp bốn. Nhìn cô giáo trẻ Bùi Thị Nhung thoăn thoắt chạy đi, chạy lại với thỏi phấn trắng trên tay, trong thoáng chốc, cả lớp học với bốn chiếc bảng phấn xây úp theo bốn góc căn phòng đã kín chữ. Lũ học trò nhỏ, những mầm non của đảo Trường Sa lớn ngồi ngay ngắn, hí hoáy với cây bút chì màu.
Để có được những thành quả này, con đường ra đảo của cô giáo Nhung khiến không ít người sống giữa thành thị bất ngờ. Khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa phát động chương trình dân sự hóa đảo Trường Sa, mặc dù đã có gia đình, con nhỏ, lại mới ở miền núi về, cô giáo Nhung đã tình nguyện ra đảo dạy học. Biết tin từ bạn bè đến chồng đều tưởng cô giỡn chơi… Nhung tâm sự, phái rất vất vả mới thuyết phục được mọi người chịu để vợ chồng cô ra đảo. Nhưng khi tới nơi, cô thực sự yên tâm khi hai vợ chồng được cấp một căn hộ khang trang, khép kín rộng rãi với diện tích 200 m2.
Ngay lập tức, Nhung được phân công đứng lớp, bắt đầu niềm mơ ước truyền cái chữ cho con em bà con trên đảo. Chồng cô cũng nhanh chóng tìm được công việc nấu cơm, phục vụ công tác hậu cần cho các đơn vị bộ đội đóng quân trên đảo. Hàng tháng, ngoài tiền lương, hai vợ chồng cô còn được trợ cấp tổng cộng hơn chục triệu.
Tất cả vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Trường Sa, Nguyễn Hữu Lục, thị trấn luôn tạo điều kiện hết mức và rải thảm đỏ chào đón cán bộ công chức đến với đảo làm việc và cống hiến.
Ông Lục phấn khởi: Việc kết nạp cô giáo Nhung, cũng mở ra một hướng phát triển đảng viên mới trên huyện đảo Trường Sa, nhất là đối với các cán bộ công chức tình nguyện ra đảo sinh sống, làm việc.
Mong muốn nhiều hơn thế, Bí thư Đảng ủy Đảo Trường Sa, Thượng tá Phạm Văn Chung đau đáu: "Từ lâu, chúng tôi mong muốn lập được một chi bộ đảng mang tên thị trấn Trường Sa. Đây là địa bàn vùng biển, hải đảo, rất quan trọng của Tổ quốc, nên cán bộ công chức ra đây cùng với một mục đích xây dựng, bảo vệ đảo. Nhiều người trong số họ có nhiều đóng góp và nỗ lực vì lợi ích của Tổ quốc, cộng đồng, rất xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Vì vậy, nếu có cơ sở Đảng của thị trấn, sẽ tạo thuận lợi hơn trong việc bồi dưỡng, phát triển các Đảng viên thuộc khối dân chính đảng."
Cách xa những ràng buộc của xã hội, những mặt trái của kinh tế thị trường, ở nơi muôn trùng sóng gió này, cuộc sống của quân với dân như hòa chung làm một. Họ chia sẻ, chăm sóc cho nhau từng bữa cơm tươi, từng lúc ốm đau, cả những khi có niềm vui mới.
Những kết quả đạt được trong năm 2010, Đảng bộ, quân và dân thị trấn Đảo Trường Sa vượt qua khó khăn về vật chất, về điều kiện sống. Họ xứng đáng là biểu tượng của sự kiên trung bất khuất trước sóng gió biển khơi, là trung tâm - nơi cả nước hướng về trong niềm tin yêu vô hạn. Những cán bộ, công chức cống hiến cho đảo giờ đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đây chính là nguồn động viên lớn lao để quân và dân trên đảo luôn tích cực, chủ động hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, ngày càng tô thắm tình đoàn kết, gắn bó, quyết tâm vì mục tiêu làm chủ vùng biển của Tổ quốc./.
Ngoài bờ kè, tiếng sóng biển vỗ ì oạp, tiếng động cơ điện gió quay rầm rập, rầm rập. Một sự kiện thiêng liêng, đầy ý nghĩa sắp sửa bắt đầu trên đảo Trường Sa lớn - thủ đô của Quần đảo Trường Sa trong những ngày đầu tiên của Xuân mới 2011.
Quốc tế ca giữa đại dương
Đang chuẩn bị cho bài phát biểu ghi vội, Thượng tá Phạm Văn Chung, Bí thư Đảng ủy Đảo Trường Sa hồ hởi: Đây là lần đầu tiên chúng tôi kết nạp được một đảng viên thuộc khối dân chính đảng. Việc bồi dưỡng, phát triển và kết nạp được một đảng viên nơi đầu sóng ngọn gió này càng mang một ý nghĩa đặc biệt hơn nữa đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ công tác tại đây và nhất là với những hộ gia đình, cán bộ, công chức đang sinh sống, làm việc trên đảo.
Mười mấy dãy bàn đã kín chỗ. Cả bộ đội, cả những cán bộ hành chính, người dân và đoàn khách đến từ đất liền đều có mặt đông đủ. Nhưng đặc biệt hơn, lễ kết nạp Đảng trên đảo hôm nay còn có cả nhiều em nhỏ theo bố mẹ tới hội trường - nơi ban ngày dùng để hội họp của các cơ quan, bộ đội, chiều đến là nhà văn hóa, là nơi vui chơi của sắp nhỏ. Trên hội trường, một cây mai vàng to lênh đênh cả chục ngày trên biển được đặt ngay ngắn, báo hiệu của mùa xuân mới, của đất liền ấm áp.
Cô giáo Bùi Thị Nhung - trung tâm của buổi lễ ngồi ngay ngắn trên bàn đầu tiên. Chiếc kẹp tóc, mẹ cho lúc cô từ biệt gia đình, cùng chồng con tình nguyện ra đảo dạy học đã mấy năm nay chẳng dùng đến.
Tối nay, cô cẩn thận rút nó ra từ trong chiếc rương gỗ, kẹp lên mái tóc thay cho lời động viên của người mẹ sinh thành ra mình.
Đêm ấy, giữa trùng khơi, lần đầu tiên, chúng tôi được lắng nghe tiếng nhạc quốc ca, quốc tế ca trầm hùng hòa lẫn theo nhịp sóng biển. Dưới lá cờ Đảng quang vinh, cô giáo trẻ Bùi Thị Nhung xúc động tuyên thệ: Tôi nguyện phục tùng tuyệt đối sự phân công điều động của đảng, không ngừng phấn đấu trau dồi, kiến thức…
Lời tuyên thệ vào Đảng của cô giáo trẻ Bùi Thị Nhung trong buổi lễ kết nạp Đảng đi vào lịch sử của huyện đảo Trường Sa khi lần đầu tiên kết nạp được một đảng viên thuộc khối dân chính Đảng. Cả hội trường dường như lắng lại khi nghe chị nói trong nước mắt trước trước câu hỏi của chúng tôi: "Là đảng viên, vừa là nhà giáo chị mong muốn điều gì nhất lúc này?"
Nhung cho biết: “Em chỉ mong muốn trường có thêm lớp năm để em có thể dạy các em hết bậc tiểu học, để không phải xa các em sớm trước khi vào bờ.”
Mang cái chữ ra đảo
Tự mò mẫm tìm đường đến lớp học duy nhất trên thị trấn Trường Sa, chúng tôi bất ngờ khi cô giáo còn đang lúi hùi ghi bài tập ở dưới thì cậu lớp trưởng nhìn thấy đã hô: “Các bạn đứng, nghiêm. Chúng con kính chào các chú đến đảo và thăm các con học.”
Còn cô giáo Nhung mỉm cười hài lòng trước sự vâng lời của các học trò ngoan, chỉ khi chúng tôi cảm ơn, các em mới ngồi xuống tiếp tục học. Chỉ tay xuống lớp học cô giáo giới thiệu, lớp học lớn bao gồm hơn mười em, từ lớp một đến lớp bốn. Nhìn cô giáo trẻ Bùi Thị Nhung thoăn thoắt chạy đi, chạy lại với thỏi phấn trắng trên tay, trong thoáng chốc, cả lớp học với bốn chiếc bảng phấn xây úp theo bốn góc căn phòng đã kín chữ. Lũ học trò nhỏ, những mầm non của đảo Trường Sa lớn ngồi ngay ngắn, hí hoáy với cây bút chì màu.
Để có được những thành quả này, con đường ra đảo của cô giáo Nhung khiến không ít người sống giữa thành thị bất ngờ. Khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa phát động chương trình dân sự hóa đảo Trường Sa, mặc dù đã có gia đình, con nhỏ, lại mới ở miền núi về, cô giáo Nhung đã tình nguyện ra đảo dạy học. Biết tin từ bạn bè đến chồng đều tưởng cô giỡn chơi… Nhung tâm sự, phái rất vất vả mới thuyết phục được mọi người chịu để vợ chồng cô ra đảo. Nhưng khi tới nơi, cô thực sự yên tâm khi hai vợ chồng được cấp một căn hộ khang trang, khép kín rộng rãi với diện tích 200 m2.
Ngay lập tức, Nhung được phân công đứng lớp, bắt đầu niềm mơ ước truyền cái chữ cho con em bà con trên đảo. Chồng cô cũng nhanh chóng tìm được công việc nấu cơm, phục vụ công tác hậu cần cho các đơn vị bộ đội đóng quân trên đảo. Hàng tháng, ngoài tiền lương, hai vợ chồng cô còn được trợ cấp tổng cộng hơn chục triệu.
Tất cả vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Trường Sa, Nguyễn Hữu Lục, thị trấn luôn tạo điều kiện hết mức và rải thảm đỏ chào đón cán bộ công chức đến với đảo làm việc và cống hiến.
Ông Lục phấn khởi: Việc kết nạp cô giáo Nhung, cũng mở ra một hướng phát triển đảng viên mới trên huyện đảo Trường Sa, nhất là đối với các cán bộ công chức tình nguyện ra đảo sinh sống, làm việc.
Mong muốn nhiều hơn thế, Bí thư Đảng ủy Đảo Trường Sa, Thượng tá Phạm Văn Chung đau đáu: "Từ lâu, chúng tôi mong muốn lập được một chi bộ đảng mang tên thị trấn Trường Sa. Đây là địa bàn vùng biển, hải đảo, rất quan trọng của Tổ quốc, nên cán bộ công chức ra đây cùng với một mục đích xây dựng, bảo vệ đảo. Nhiều người trong số họ có nhiều đóng góp và nỗ lực vì lợi ích của Tổ quốc, cộng đồng, rất xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Vì vậy, nếu có cơ sở Đảng của thị trấn, sẽ tạo thuận lợi hơn trong việc bồi dưỡng, phát triển các Đảng viên thuộc khối dân chính đảng."
Cách xa những ràng buộc của xã hội, những mặt trái của kinh tế thị trường, ở nơi muôn trùng sóng gió này, cuộc sống của quân với dân như hòa chung làm một. Họ chia sẻ, chăm sóc cho nhau từng bữa cơm tươi, từng lúc ốm đau, cả những khi có niềm vui mới.
Những kết quả đạt được trong năm 2010, Đảng bộ, quân và dân thị trấn Đảo Trường Sa vượt qua khó khăn về vật chất, về điều kiện sống. Họ xứng đáng là biểu tượng của sự kiên trung bất khuất trước sóng gió biển khơi, là trung tâm - nơi cả nước hướng về trong niềm tin yêu vô hạn. Những cán bộ, công chức cống hiến cho đảo giờ đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đây chính là nguồn động viên lớn lao để quân và dân trên đảo luôn tích cực, chủ động hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, ngày càng tô thắm tình đoàn kết, gắn bó, quyết tâm vì mục tiêu làm chủ vùng biển của Tổ quốc./.
Quang Vũ (Vietnam+)