Chào mừng kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2012), tối 12/5, tại Trung tâm Văn hóa thành phố Huế, Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế đã tổ chức biểu diễn và phát sóng trực tiếp trên VTV1 vở diễn "Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ."
Vở diễn lấy bối cảnh Bác Hồ về thăm Quảng Bình vào năm 1959, đứng bên bờ sông Nhật Lệ, lòng Bác hướng về Nam. Người muốn về thăm lại Huế nhưng ngặt nỗi nước nhà còn hai nửa chia cắt.
Vở diễn dẫn dắt khán giả liên tưởng đến với những hồi ức vui, buồn, thăng trầm thời thơ ấu ở Huế, cũng như lúc dạy học ở Phan Thiết và sau này là bến nhà Rồng, nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước...
Ca từ của những làn điệu dân ca Huế sâu lắng, đầm ấm và da diết trong trích đoạn nói về cuộc đời của Bác đã gây xúc động đặc biệt tới người xem về một tuổi thơ mất mát, nhiều đau thương của Người.
Vở diễn đưa người xem trở về với giây phút trước lúc Bác ra đi, Người chỉ ao ước được nghe một câu hò Huế, một đôi làn quan họ, một câu ví dặm quê nhà, làm cho người xem hết sức xúc động.
Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế, cùng với vai trò của một tác giả chuyển thể ca kịch Huế và đạo diễn dàn dựng tác phẩm, ông còn đảm nhận thể hiện nhân vật "Hồ Chí Minh" trong vở diễn.
Ông tâm sự từ trước đến nay, đã có rất nhiều đơn vị nghệ thuật xây dựng thành công những tác phẩm sân khấu về hình tượng Bác Hồ, như vở "Đêm trắng," "Người công dân số 1," "Những vần thơ thép," "Lời người, lời của nước non"... tô đậm tính chất của một lãnh tụ vĩ đại, vị chỉ huy tối cao và tài ba của dân tộc, một nhà văn hóa lớn, cùng những đức tính cao đẹp về: "Cần, kiệm, liêm, chính - Chí công vô tư"...
Vở diễn "Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ" lại muốn khai thác ở khía cạnh khác - đó là những mảng kịch ở một số giai đoạn trong cuộc đời của Bác, những tâm tư đời thường trong một con người vĩ nhân, cũng có những lúc vui, lúc buồn, thăng trầm cùng thế sự. Với cách khai thác theo hướng này, vở diễn đã tạo nên những cảm xúc thật mãnh liệt nhưng hết sức chân thành về tâm hồn Hồ Chí Minh.
Cho đến thời điểm này, vở diễn đã nhận được 30 giải thưởng, bao gồm huy chương vàng, huy chương bạc, Bằng khen của các cấp từ Trung ương đến địa phương, trong đó phải kể đến "Giải đặc biệt xuất sắc" tại Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2010 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Đà Nẵng.
Ban Tuyên giáo Trung ương tặng bốn giải thưởng xuất sắc và tiêu biểu cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.../.
Vở diễn lấy bối cảnh Bác Hồ về thăm Quảng Bình vào năm 1959, đứng bên bờ sông Nhật Lệ, lòng Bác hướng về Nam. Người muốn về thăm lại Huế nhưng ngặt nỗi nước nhà còn hai nửa chia cắt.
Vở diễn dẫn dắt khán giả liên tưởng đến với những hồi ức vui, buồn, thăng trầm thời thơ ấu ở Huế, cũng như lúc dạy học ở Phan Thiết và sau này là bến nhà Rồng, nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước...
Ca từ của những làn điệu dân ca Huế sâu lắng, đầm ấm và da diết trong trích đoạn nói về cuộc đời của Bác đã gây xúc động đặc biệt tới người xem về một tuổi thơ mất mát, nhiều đau thương của Người.
Vở diễn đưa người xem trở về với giây phút trước lúc Bác ra đi, Người chỉ ao ước được nghe một câu hò Huế, một đôi làn quan họ, một câu ví dặm quê nhà, làm cho người xem hết sức xúc động.
Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế, cùng với vai trò của một tác giả chuyển thể ca kịch Huế và đạo diễn dàn dựng tác phẩm, ông còn đảm nhận thể hiện nhân vật "Hồ Chí Minh" trong vở diễn.
Ông tâm sự từ trước đến nay, đã có rất nhiều đơn vị nghệ thuật xây dựng thành công những tác phẩm sân khấu về hình tượng Bác Hồ, như vở "Đêm trắng," "Người công dân số 1," "Những vần thơ thép," "Lời người, lời của nước non"... tô đậm tính chất của một lãnh tụ vĩ đại, vị chỉ huy tối cao và tài ba của dân tộc, một nhà văn hóa lớn, cùng những đức tính cao đẹp về: "Cần, kiệm, liêm, chính - Chí công vô tư"...
Vở diễn "Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ" lại muốn khai thác ở khía cạnh khác - đó là những mảng kịch ở một số giai đoạn trong cuộc đời của Bác, những tâm tư đời thường trong một con người vĩ nhân, cũng có những lúc vui, lúc buồn, thăng trầm cùng thế sự. Với cách khai thác theo hướng này, vở diễn đã tạo nên những cảm xúc thật mãnh liệt nhưng hết sức chân thành về tâm hồn Hồ Chí Minh.
Cho đến thời điểm này, vở diễn đã nhận được 30 giải thưởng, bao gồm huy chương vàng, huy chương bạc, Bằng khen của các cấp từ Trung ương đến địa phương, trong đó phải kể đến "Giải đặc biệt xuất sắc" tại Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2010 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Đà Nẵng.
Ban Tuyên giáo Trung ương tặng bốn giải thưởng xuất sắc và tiêu biểu cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.../.
Quốc Việt (TTXVN)