Ngày 4/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản số 7493/NHNN-CSTT về việc báo cáo tình hình cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.
Để có cơ sở đánh giá hoạt động cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng: Xây dựng và gửi báo cáo định kỳ hàng tháng cho Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ theo mẫu. Báo cáo về hoạt động cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ gửi về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) vào ngày 10 tháng liền kề sau tháng báo cáo.
Đồng thời, xây dựng và gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước về nguồn ngoại tệ để trả nợ của khách hàng trong Quý IV năm 2010 và Quý I năm 2011. Báo cáo gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) chậm nhất vào ngày 15/10/2010.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến cuối tháng 9 tín dụng ngoại tệ đạt 186.000 tỷ đồng, tăng 36,4%, gấp 4 lần so với mức tăng tín dụng VND. Trong khi đó huy động vốn theo chiều ngược lại: Huy động VND tăng 21,7%, huy động ngoại tệ chỉ tăng 8,4%. Cho vay ngoại tệ mạnh nhất rơi vào các ngân hàng thương mại nước ngoài và ngân hàng liên doanh./.
Để có cơ sở đánh giá hoạt động cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng: Xây dựng và gửi báo cáo định kỳ hàng tháng cho Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ theo mẫu. Báo cáo về hoạt động cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ gửi về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) vào ngày 10 tháng liền kề sau tháng báo cáo.
Đồng thời, xây dựng và gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước về nguồn ngoại tệ để trả nợ của khách hàng trong Quý IV năm 2010 và Quý I năm 2011. Báo cáo gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) chậm nhất vào ngày 15/10/2010.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến cuối tháng 9 tín dụng ngoại tệ đạt 186.000 tỷ đồng, tăng 36,4%, gấp 4 lần so với mức tăng tín dụng VND. Trong khi đó huy động vốn theo chiều ngược lại: Huy động VND tăng 21,7%, huy động ngoại tệ chỉ tăng 8,4%. Cho vay ngoại tệ mạnh nhất rơi vào các ngân hàng thương mại nước ngoài và ngân hàng liên doanh./.
Minh Thúy (Vietnam+)