Trong năm nay thị trường bất động sản nhà ở tại các thành phố hàng đầu thế giới đã trở nên "địa phương hóa" hơn.
Mức độ tăng giá diễn ra mạnh nhất tại các thành phố có nguồn cầu trong nước tốt, trong khi lượng tiền mặt của các nhà đầu tư quốc tế đã rót vào một số thị trường trọng yếu với môi trường đầu tư ổn định và lâu dài.
Đây là nhận định của Savills trong bản tài liệu "Đánh giá các Thành phố Đẳng cấp Thế giới" vừa mới phát hành.
Theo Savills, Hong Kong đứng đầu danh sách với mức tăng trưởng trong nửa năm là 7,4%, theo sau là Mátxcơva và Sydney với con số tăng trưởng lần lượt là 5,5% và 3,7%, tất cả đều cao hơn nhiều chỉ số trung bình là 1,2%.
Điều này khẳng định Hong Kong là thành phố đắt đỏ nhất thế giới với giá trị cao hơn thành phố đắt đỏ thứ hai London 82%, và gấp năm lần so với Mumbai.
Trong khi đó, thị trường “Thế giới cũ” London và New York vẫn tiếp tục thu hút nguồn vốn quốc tế tìm kiếm sự ổn định và tăng trưởng lâu dài, với giá trị tăng lần lượt là 2,8% và 1,1%.
Thành phố có sự sụt giảm nhiều nhất là Paris (-3,4%), Thượng Hải (-2,6%) và Mumbai (-1,7%), do phải gánh chịu những dao động tâm lý của các nhà đầu tư.
Triển vọng cho nhiều thành phố thuộc “Thế giới mới” trong chỉ số của Savills (như Thượng Hải, Mumbai, Mátxcơva) phụ thuộc vào khả năng tiếp tục tạo ra của cải và của cải đó được đầu tư vào bất động sản.
Thị trường nội địa vững mạnh của Singapore có khả năng tiếp tục mang lại tăng trưởng, trong khi Hong Kong tiếp tục “thách thức sự sụt giảm” nhờ nằm gần thị trường “nội địa” đại lục.
Ông Yolande Barnes, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills toàn cầu nhận định, thị trường mới nổi và cụ thể là người mua Trung Quốc, vẫn có khả năng dịch chuyển các thị trường thành phố đẳng cấp thế giới khác.
Ông noi: "Năm ngoái, chúng tôi đã nhận định rằng việc giải phóng các khoản đầu tư của nhà đầu tư Trung Quốc tầm cỡ có thể thúc đẩy thị trường cao cấp của London tăng trưởng khoảng 15% và cũng tương tự với các thành phố hàng đầu khác, tuy nhiên điều này sẽ đòi hỏi việc nới lỏng kiểm soát dòng tiền ra nước ngoài và hạn chế quyền sở hữu nước ngoài.”./.
Mức độ tăng giá diễn ra mạnh nhất tại các thành phố có nguồn cầu trong nước tốt, trong khi lượng tiền mặt của các nhà đầu tư quốc tế đã rót vào một số thị trường trọng yếu với môi trường đầu tư ổn định và lâu dài.
Đây là nhận định của Savills trong bản tài liệu "Đánh giá các Thành phố Đẳng cấp Thế giới" vừa mới phát hành.
Theo Savills, Hong Kong đứng đầu danh sách với mức tăng trưởng trong nửa năm là 7,4%, theo sau là Mátxcơva và Sydney với con số tăng trưởng lần lượt là 5,5% và 3,7%, tất cả đều cao hơn nhiều chỉ số trung bình là 1,2%.
Điều này khẳng định Hong Kong là thành phố đắt đỏ nhất thế giới với giá trị cao hơn thành phố đắt đỏ thứ hai London 82%, và gấp năm lần so với Mumbai.
Trong khi đó, thị trường “Thế giới cũ” London và New York vẫn tiếp tục thu hút nguồn vốn quốc tế tìm kiếm sự ổn định và tăng trưởng lâu dài, với giá trị tăng lần lượt là 2,8% và 1,1%.
Thành phố có sự sụt giảm nhiều nhất là Paris (-3,4%), Thượng Hải (-2,6%) và Mumbai (-1,7%), do phải gánh chịu những dao động tâm lý của các nhà đầu tư.
Triển vọng cho nhiều thành phố thuộc “Thế giới mới” trong chỉ số của Savills (như Thượng Hải, Mumbai, Mátxcơva) phụ thuộc vào khả năng tiếp tục tạo ra của cải và của cải đó được đầu tư vào bất động sản.
Thị trường nội địa vững mạnh của Singapore có khả năng tiếp tục mang lại tăng trưởng, trong khi Hong Kong tiếp tục “thách thức sự sụt giảm” nhờ nằm gần thị trường “nội địa” đại lục.
Ông Yolande Barnes, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills toàn cầu nhận định, thị trường mới nổi và cụ thể là người mua Trung Quốc, vẫn có khả năng dịch chuyển các thị trường thành phố đẳng cấp thế giới khác.
Ông noi: "Năm ngoái, chúng tôi đã nhận định rằng việc giải phóng các khoản đầu tư của nhà đầu tư Trung Quốc tầm cỡ có thể thúc đẩy thị trường cao cấp của London tăng trưởng khoảng 15% và cũng tương tự với các thành phố hàng đầu khác, tuy nhiên điều này sẽ đòi hỏi việc nới lỏng kiểm soát dòng tiền ra nước ngoài và hạn chế quyền sở hữu nước ngoài.”./.
Hoàng Tuấn (Vietnam+)