Tòa án Hiến pháp Zimbabwe ngày 4/7 tuyên bố cuộc tổng tuyển cử sắp tới (bầu cử tổng thống, quốc hội và hội đồng địa phương) tại nước này sẽ được tiến hành vào ngày 31/7, chấm dứt tranh cãi chính trị kéo dài về thời điểm bầu cử được Tổng thống Robert Mugabe ấn định.
Tòa án Hiến pháp đưa ra phán quyết trên sau khi bác bỏ nhiều đơn khiếu nại của phe đối lập trong liên minh cầm quyền đối với Tổng thống Mugabe, trong đó yêu cầu dời thời điểm tiến hành tổng tuyển cử tối thiểu hai tuần so với kế hoạch vì cho rằng việc tổng thống ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử khi Luật bầu cử vẫn chưa được Quốc hội thông qua là "vi hiến."
Trong khi đó, Tổng thống Mugabe cho biết việc ông đưa ra thời điểm tổ chức tổng tuyển cử ngày 31/7 là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Tòa án Hiến pháp, đồng thời nhấn mạnh tới sự cần thiết phải sử dụng Luật quyền hạn tạm thời của tổng thống để thực thi lệnh của Tòa án Hiến pháp.
Trong cuộc bầu cử năm 2008, lần đầu tiên, Mặt trận Yêu nước thống nhất quốc gia châu Phi Zimbabwe (ZANU-PF) đã mất đa số ghế trong quốc hội và lãnh đạo phong trào này, Tổng thống Mugabe, bị thất bại trước đối thủ từ đảng Phong trào Thay đổi Dân chủ (MDC) - Thủ tướng Morgan Tsvangirai trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống.
Bạo lực bùng phát trong vòng thứ hai và ông Tsvangirai rút lui để ông Mugabe nghiễm nhiên giành chiến thắng.
Giữa tình trạng bất ổn bùng phát từ các tranh cãi về kết quả bầu cử, một chính phủ chia sẻ quyền lực giữa ZANU-PF và hai phe trong MDC - MDC-Tsvangirai (MDC-T) và MDC-Mutambara (MDC-M), đã được thống nhất thành lập ngày 15/9/2008 với sự can thiệp tích cực của cộng đồng quốc tế.
Song kể từ đó, nội bộ chính phủ liên minh luôn tranh cãi kịch liệt về việc bằng cách nào thực hiện cải cách trước khi tổ chức bầu cử.
ZANU-PF kiên quyết cho rằng không cần thiết phải cải cách, trong khi phe đối lập và các tổ chức xã hội dân sự nhấn mạnh điều quan trọng là cần phải cải cách hơn nữa.
Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Zimbabwe sẽ kết thúc 4 năm cầm quyền của chính phủ liên minh đương nhiệm.
Tổng thống Mugabe và Thủ tướng Tsvangirai tiếp tục được coi là hai đối thủ hàng đầu trong cuộc bầu cử này. Giới phân tích cho rằng Tổng thống Mugabe, người có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới để tiếp tục kéo dài 33 năm nắm quyền điều hành đất nước, đang muốn đẩy nhanh tổng tuyển cử.
Trong khi đó, Thủ tướng Tsvangirai, người đã chịu thất bại trước Tổng thống Mugabe trong 3 cuộc tổng tuyển cử kể từ năm 2002, muốn có thêm thời gian, đồng thời yêu cầu tiến hành các cải cách trước cuộc tổng tuyển cử.
Đảng MDC-T của Thủ tướng Tsvangirai sẽ bắt đầu chiến dịch tranh cử vào ngày 7/7 tới, trong khi đảng Zanu-PF sẽ bắt đầu vận động tranh cử trước đó hai ngày.
Ngoài Thủ tướng Tsvangirai - 61 tuổi và Tổng thống Mugabe - 89 tuổi, vị tổng thống cao tuổi nhất và có thời gian tại nhiệm dài thứ ba ở châu Phi (sau người đồng cấp ở Angola và Guinea xích đạo), tham gia cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống Zimbabwe còn có ba ứng cử viên khác là ông Welshman Ncube - 51 tuổi, thủ lĩnh một đảng nhỏ thuộc MDC; Dumiso Dabengwa - 71 tuổi, cựu Bộ trưởng phụ trách các vấn đề về nhà ở, đồng thời là nhân vật công khai phản đối Tổng thống Mugabê; và ông Kisinot Mukwazhe - 43 tuổi, cựu thành viên ZANU-PF./.
Tòa án Hiến pháp đưa ra phán quyết trên sau khi bác bỏ nhiều đơn khiếu nại của phe đối lập trong liên minh cầm quyền đối với Tổng thống Mugabe, trong đó yêu cầu dời thời điểm tiến hành tổng tuyển cử tối thiểu hai tuần so với kế hoạch vì cho rằng việc tổng thống ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử khi Luật bầu cử vẫn chưa được Quốc hội thông qua là "vi hiến."
Trong khi đó, Tổng thống Mugabe cho biết việc ông đưa ra thời điểm tổ chức tổng tuyển cử ngày 31/7 là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Tòa án Hiến pháp, đồng thời nhấn mạnh tới sự cần thiết phải sử dụng Luật quyền hạn tạm thời của tổng thống để thực thi lệnh của Tòa án Hiến pháp.
Trong cuộc bầu cử năm 2008, lần đầu tiên, Mặt trận Yêu nước thống nhất quốc gia châu Phi Zimbabwe (ZANU-PF) đã mất đa số ghế trong quốc hội và lãnh đạo phong trào này, Tổng thống Mugabe, bị thất bại trước đối thủ từ đảng Phong trào Thay đổi Dân chủ (MDC) - Thủ tướng Morgan Tsvangirai trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống.
Bạo lực bùng phát trong vòng thứ hai và ông Tsvangirai rút lui để ông Mugabe nghiễm nhiên giành chiến thắng.
Giữa tình trạng bất ổn bùng phát từ các tranh cãi về kết quả bầu cử, một chính phủ chia sẻ quyền lực giữa ZANU-PF và hai phe trong MDC - MDC-Tsvangirai (MDC-T) và MDC-Mutambara (MDC-M), đã được thống nhất thành lập ngày 15/9/2008 với sự can thiệp tích cực của cộng đồng quốc tế.
Song kể từ đó, nội bộ chính phủ liên minh luôn tranh cãi kịch liệt về việc bằng cách nào thực hiện cải cách trước khi tổ chức bầu cử.
ZANU-PF kiên quyết cho rằng không cần thiết phải cải cách, trong khi phe đối lập và các tổ chức xã hội dân sự nhấn mạnh điều quan trọng là cần phải cải cách hơn nữa.
Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Zimbabwe sẽ kết thúc 4 năm cầm quyền của chính phủ liên minh đương nhiệm.
Tổng thống Mugabe và Thủ tướng Tsvangirai tiếp tục được coi là hai đối thủ hàng đầu trong cuộc bầu cử này. Giới phân tích cho rằng Tổng thống Mugabe, người có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới để tiếp tục kéo dài 33 năm nắm quyền điều hành đất nước, đang muốn đẩy nhanh tổng tuyển cử.
Trong khi đó, Thủ tướng Tsvangirai, người đã chịu thất bại trước Tổng thống Mugabe trong 3 cuộc tổng tuyển cử kể từ năm 2002, muốn có thêm thời gian, đồng thời yêu cầu tiến hành các cải cách trước cuộc tổng tuyển cử.
Đảng MDC-T của Thủ tướng Tsvangirai sẽ bắt đầu chiến dịch tranh cử vào ngày 7/7 tới, trong khi đảng Zanu-PF sẽ bắt đầu vận động tranh cử trước đó hai ngày.
Ngoài Thủ tướng Tsvangirai - 61 tuổi và Tổng thống Mugabe - 89 tuổi, vị tổng thống cao tuổi nhất và có thời gian tại nhiệm dài thứ ba ở châu Phi (sau người đồng cấp ở Angola và Guinea xích đạo), tham gia cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống Zimbabwe còn có ba ứng cử viên khác là ông Welshman Ncube - 51 tuổi, thủ lĩnh một đảng nhỏ thuộc MDC; Dumiso Dabengwa - 71 tuổi, cựu Bộ trưởng phụ trách các vấn đề về nhà ở, đồng thời là nhân vật công khai phản đối Tổng thống Mugabê; và ông Kisinot Mukwazhe - 43 tuổi, cựu thành viên ZANU-PF./.
(TTXVN)