[Znews] 'Lạm phát' IELTS, cách tuyển sinh đại học liệu có công bằng?

Hiện tượng thổi phồng giá trị của chứng chỉ IELTS, TOEFL, TOEIC... khiến các chuyên gia lo ngại trẻ em không được rèn luyện những kỹ năng học tập quan trọng hơn.

Gần đây 103 trường đại học trên cả nước đã công bố tiêu chí xét tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên với những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Việc này gây ra dư luận trái chiều với câu hỏi: “Liệu phương pháp tuyển sinh này có công bằng giữa học sinh nông thôn và thành thị?

Thực tế, các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL đã trở thành một trong những kết hợp để tuyển thẳng, xét tuyển đại học từ năm 2017. Cũng từ khoảng thời gian này, xét tuyển đầu vào đại học không còn phụ thuộc quá nhiều vào kết quả của Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia. Dù không có tỉ lệ quy đổi thống nhất giữa tất cả các trường đại học, song hầu hết các trường công bố quy chế xét tuyển ưu tiên với chứng chỉ tiếng Anh chấp nhận kết quả tối thiểu từ 5.0 đến 5.5 điểm IELTS.

[Bổ sung quy định dùng chứng chỉ miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi THPT]

Thế nhưng hiện nay, không chỉ ở tiêu chí xét tuyển đại học mà ngay cả cấp THPT và Trung học Cơ sở cũng đã xuất hiện phương pháp quy đổi điểm ngoại ngữ từ các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL iBT, TOEIC, ... Hiện tượng này đã dẫn tới tình trạng “lạm phát IELTS”.

Hiện tượng này thì thổi phồng giá trị của chứng chỉ IELTS, TOEFL, TOEIC... khiến các chuyên gia lo ngại trẻ em không được rèn luyện những kỹ năng học tập quan trọng hơn. Liệu rằng tuyển sinh theo hình thức này có công bằng không? Mời quý vị cùng đón xem Znews+ tuần này./.

(Vietnam+)