Mười nước châu Âu ngày 19/11 đã thỏa thuận hợp tác nhằm gia tăng khả năng tiếp nhiên liệu trên không, giúp lấp khoảng trống trong hệ thống phòng thủ của các nước này.|
Từ nhiều năm nay, lực lượng Không quân các nước châu Âu vẫn thiếu máy bay tiếp nhiên liệu.
Trong chiến dịch không kích nhằm vào Libya, các nước châu Âu chủ yếu dựa vào Mỹ để tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay chiến đấu của mình.
Theo thỏa thuận được các nước Bỉ, Pháp, Hy Lạp,Tây Ban Nha, Hungary, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Na Uy ký tại cuộc họp bộ trưởng quốc phòng ở Brussels (Bỉ) ngày 19/11, chính phủ 10 nước châu Âu đề xuất giải quyết vấn đề nói trên bằng cách mua máy bay tiếp nhiên liệu mới hoặc thuê máy bay tiếp nhiên liệu của nước khác nhằm tăng cường lực lượng máy bay tiếp nhiên liệu chiến lược vào năm 2020.
Dự án máy bay tiếp nhiên liệu là một ví dụ về việc tăng cường hợp tác quân sự giữa các nước châu Âu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính đã dẫn tới cắt giảm mạnh chi phí quốc phòng.
Với chi phí gia tăng cho vũ khí tinh vi và khả năng chi tiêu của các nước sụt giảm, hợp tác là một biện pháp tiết kiệm chi phí cho chính phủ các nước châu Âu để có được các trang thiết bị quân sự cần thiết và cũng là biện pháp được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) thúc đẩy. Khái niệm hợp tác còn bao gồm cùng nhau phát triển vũ khí, tập trận chung hoặc chia sẻ trang thiết bị.
Các nước thành viên Cơ quan quốc phòng châu Âu (EDA) ngày 19/11 cũng đã thông qua một bộ quy tắc ứng xử nhằm đưa hợp tác đa quốc gia thành hướng chính trong kế hoạch quốc phòng của các nước này./.
Từ nhiều năm nay, lực lượng Không quân các nước châu Âu vẫn thiếu máy bay tiếp nhiên liệu.
Trong chiến dịch không kích nhằm vào Libya, các nước châu Âu chủ yếu dựa vào Mỹ để tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay chiến đấu của mình.
Theo thỏa thuận được các nước Bỉ, Pháp, Hy Lạp,Tây Ban Nha, Hungary, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Na Uy ký tại cuộc họp bộ trưởng quốc phòng ở Brussels (Bỉ) ngày 19/11, chính phủ 10 nước châu Âu đề xuất giải quyết vấn đề nói trên bằng cách mua máy bay tiếp nhiên liệu mới hoặc thuê máy bay tiếp nhiên liệu của nước khác nhằm tăng cường lực lượng máy bay tiếp nhiên liệu chiến lược vào năm 2020.
Dự án máy bay tiếp nhiên liệu là một ví dụ về việc tăng cường hợp tác quân sự giữa các nước châu Âu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính đã dẫn tới cắt giảm mạnh chi phí quốc phòng.
Với chi phí gia tăng cho vũ khí tinh vi và khả năng chi tiêu của các nước sụt giảm, hợp tác là một biện pháp tiết kiệm chi phí cho chính phủ các nước châu Âu để có được các trang thiết bị quân sự cần thiết và cũng là biện pháp được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) thúc đẩy. Khái niệm hợp tác còn bao gồm cùng nhau phát triển vũ khí, tập trận chung hoặc chia sẻ trang thiết bị.
Các nước thành viên Cơ quan quốc phòng châu Âu (EDA) ngày 19/11 cũng đã thông qua một bộ quy tắc ứng xử nhằm đưa hợp tác đa quốc gia thành hướng chính trong kế hoạch quốc phòng của các nước này./.
(TTXVN)