Thành phố Hà Nội đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đến năm 2015, các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Thành phố sẽ hình thành mạng lưới cán bộ truyền thông về quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp; xây dựng mô hình truyền thông bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng dân cư, người lao động tại các làng nghề, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp để tuyên truyền về các biện pháp bảo vệ môi trường; qua đó tạo sự đồng thuận trong hoạt động giám sát, phát hiện ô nhiễm, quản lý ô nhiễm công nghiệp.
Ủy ban Nhân dân thành phố đặc biệt lưu ý, công tác truyền thông phải được thực hiện thường xuyên, đa dạng về loại hình và sử dụng nhiều kênh thông tin; trong đó tập trung trọng tâm vào các hoạt động phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, xử lý chất thải và cải thiện chất lượng môi trường; cập nhật các ứng dụng về khoa học, công nghệ môi trường, cung cấp thông tin đầy đủ về các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường.
Cùng với việc tuyên truyền thực hiện các chính sách pháp luật, các quy định hiện hành về quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp trên địa bàn, thành phố cũng tổ chức các cuộc thi về thực hiện các biện pháp quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp tại từng địa phương; tổ chức cuộc thi “Sáng kiến truyền thông quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp” và hỗ trợ triển khai các sáng kiến truyền thông phù hợp.
Thành phố tổ chức hội thảo về những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý ô nhiễm công nghiệp của cơ quan quản lý, từ đó đề xuất những việc cần làm ngay hoặc biện pháp khả thi để cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường thuộc một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm cao như: công nghiệp hóa chất, dệt, nhuộm, thuộc da, giấy, chế biến thực phẩm, khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản.
Hà Nội yêu cầu các cơ sở sản xuất đầu tư công nghệ mới thân thiện môi trường hoặc trang bị các thiết bị xử lý chất thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng; xử lý triệt để các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc di dời ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư./.
Thành phố sẽ hình thành mạng lưới cán bộ truyền thông về quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp; xây dựng mô hình truyền thông bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng dân cư, người lao động tại các làng nghề, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp để tuyên truyền về các biện pháp bảo vệ môi trường; qua đó tạo sự đồng thuận trong hoạt động giám sát, phát hiện ô nhiễm, quản lý ô nhiễm công nghiệp.
Ủy ban Nhân dân thành phố đặc biệt lưu ý, công tác truyền thông phải được thực hiện thường xuyên, đa dạng về loại hình và sử dụng nhiều kênh thông tin; trong đó tập trung trọng tâm vào các hoạt động phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, xử lý chất thải và cải thiện chất lượng môi trường; cập nhật các ứng dụng về khoa học, công nghệ môi trường, cung cấp thông tin đầy đủ về các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường.
Cùng với việc tuyên truyền thực hiện các chính sách pháp luật, các quy định hiện hành về quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp trên địa bàn, thành phố cũng tổ chức các cuộc thi về thực hiện các biện pháp quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp tại từng địa phương; tổ chức cuộc thi “Sáng kiến truyền thông quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp” và hỗ trợ triển khai các sáng kiến truyền thông phù hợp.
Thành phố tổ chức hội thảo về những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý ô nhiễm công nghiệp của cơ quan quản lý, từ đó đề xuất những việc cần làm ngay hoặc biện pháp khả thi để cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường thuộc một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm cao như: công nghiệp hóa chất, dệt, nhuộm, thuộc da, giấy, chế biến thực phẩm, khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản.
Hà Nội yêu cầu các cơ sở sản xuất đầu tư công nghệ mới thân thiện môi trường hoặc trang bị các thiết bị xử lý chất thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng; xử lý triệt để các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc di dời ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư./.
Minh Nghĩa (TTXVN)