Theo Kyodo/THX, Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc (CNR) đưa tin khoảng 1.000 tàu cá Trung Quốc dự kiến tối 17/9 sẽ tới các vùng biển tranh chấp gần quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.
Đây có thể là biện pháp trả đũa tăng cường của Trung Quốc trước quyết định của Tokyo quốc hữu hóa ba trong số năm đảo thuộc quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông này.
Nếu kế hoạch một số lượng lớn tàu Trung Quốc đi vào các vùng lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát nói trên được thực hiện, động thái đó có thể châm ngòi cho những vụ việc ngoài mong đợi như các cuộc đụng độ với tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản, làm leo thang hơn nữa căng thẳng giữa hai nước.
Trong một bản tin phát online, CNR cho biết giới chức ngư nghiệp Trung Quốc sẽ giám sát hoạt động của các tàu cá gần quần đảo tranh chấp nói trên thông qua một vệ tinh theo dõi hàng hải.
Cùng đi với 1.000 tàu cá tới từ các tỉnh duyên hải như Chiết Giang và Phúc Kiến này có thể có sáu tàu hải giám Trung Quốc, vốn vẫn đang lưu lại các vùng biển lân cận kể từ khi nhóm tàu này đi vào vùng biển Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp hôm 14/9.
Trong diễn biến khác liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu tại buổi họp báo chiều cùng ngày cho biết Cục Ngư nghiệp nước này sẽ quản lý và cung cấp các dịch vụ cho hoạt động đánh bắt cá tại các vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư (Senkaku)./.
Đây có thể là biện pháp trả đũa tăng cường của Trung Quốc trước quyết định của Tokyo quốc hữu hóa ba trong số năm đảo thuộc quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông này.
Nếu kế hoạch một số lượng lớn tàu Trung Quốc đi vào các vùng lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát nói trên được thực hiện, động thái đó có thể châm ngòi cho những vụ việc ngoài mong đợi như các cuộc đụng độ với tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản, làm leo thang hơn nữa căng thẳng giữa hai nước.
Trong một bản tin phát online, CNR cho biết giới chức ngư nghiệp Trung Quốc sẽ giám sát hoạt động của các tàu cá gần quần đảo tranh chấp nói trên thông qua một vệ tinh theo dõi hàng hải.
Cùng đi với 1.000 tàu cá tới từ các tỉnh duyên hải như Chiết Giang và Phúc Kiến này có thể có sáu tàu hải giám Trung Quốc, vốn vẫn đang lưu lại các vùng biển lân cận kể từ khi nhóm tàu này đi vào vùng biển Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp hôm 14/9.
Trong diễn biến khác liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu tại buổi họp báo chiều cùng ngày cho biết Cục Ngư nghiệp nước này sẽ quản lý và cung cấp các dịch vụ cho hoạt động đánh bắt cá tại các vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư (Senkaku)./.
(Vietnam+)