Lên chuẩn bị gường cho con đi ngủ, chị Hương (Tây Hồ, Hà Nội) giật mình nhìn vào chiếc chăn Hàn Quốc vừa mới mua. Cái vỏ chăn thủng đúng tám cái lỗ vuông vắn, mỗi cạnh chừng 4cm. Biết ngay thủ phạm là thằng con trai, chị Hương quát to “Híp! Lên ngay đây mẹ bảo!”
Thằng bé sợ sệt, dò dẫm từng bậc cầu thang. Chị Hương tức quá, quát tiếp: “Nhanh chân lên!”.
Vừa thấy mặt con, chị hỏi “Tại sao cắt chăn mẹ mới mua?” Cu cậu không dám trả lời mẹ, đứng run rẩy. Chị Hương nhắc lại, “Tại sao?”. Sợ quá, thằng Híp òa lên khóc, lúng búng trả lời, “Con đi tìm chiếc chăn cũ, nhưng mãi không thấy.”
“Tìm chăn cũ sao lại phải cắt chăn mới?” chị ngạc nhiên hỏi con.
Thấy mẹ hạ giọng, cậu như thể chút nỗi oan ức, “mẹ dặn ở nhà phải ngủ trưa, nhưng con không thấy chiếc chăn cũ, chỉ thấy chiếc chăn mới này. Con tưởng mẹ cho chăn cũ vào trong chăn mới, nên cắt ra để tìm. Nhưng con tìm mãi vẫn không thấy chăn cũ, con đành đội mũ, mặc nhiều quần áo để ngủ.”
“Nẫu hết cả lòng, nhưng nghe nó trình bày buồn cười quá, mình cũng đành phải thôi. Đúng là ở nhà mình đồ mới không dùng ngay mà phải giặt trước đã. Nhưng vì chiếc vỏ chăn này đẹp và đắt tiền, nên mình đã đi giặt khô. Cu con, không thấy mẹ phơi chắc sợ bẩn không dám đắp. Thế là mình đành tìm chiếc áo cũ, cắt ra và vá lại mấy chỗ thủng, vừa làm vừa giải thích lại cho cu cậu về việc mình đã thay vỏ chăn mới và dặn lần sau thấy có gì lạ thì gọi điện hỏi mẹ,” chị Hương rôm rả kể lại câu chuyện cho các đồng nghiệp trong phòng về thằng trai lớp 1, ở nhà một mình vì được nghỉ học do thời tiết lạnh.
Mọi người trong phòng làm việc của chị Hương được một trận cười phá lên.
Mấy ngày nay, thời tiết Hà Nội lạnh dưới 10 độ C, theo quy định của Sở Giáo dục, học sinh tiểu học được nghỉ ở nhà tránh rét. Nhiều gia đình một mặt vì neo người, mặt khác các bậc phụ huynh cho rằng con mình đã lớn, nên tranh thủ đi làm và để con ở lại một mình trong nhà.
Những đứa trẻ ngày thường đi học cả ngày, đến nay được nghỉ, vừa không phải học bài, lại không có người lớn ở nhà quản lý, chúng được tự tung, tự tác gây ra cả 1001 câu chuyện khiến cha, mẹ cười ra nước mắt.
Nhà chị Nguyễn Thu Trang (Phúc Xá, Hà Nội) có hai đứa con, cậu con trai lớp 5 còn cô con gái lớp 2. Mấy ngày nay chúng nghỉ học, sáng sớm chị đã dậy sớm chuẩn bị thức ăn và dặn thằng anh ở nhà cắm cơm, hai anh em ăn cho nóng.
Vậy mà chiều tới, chị vừa về đến cửa nhà, đứa con gái đã chạy vội tới khóc nức nở, “Mẹ ơi con đau đầu lắm!”, thằng con trai cũng than, “con vừa đau cả đầu, cả bụng!”.
Nhìn hai đứa con mặt mày nhợt nhạt, quần áo phong phanh, tất cởi đằng tất, khăn cởi đằng khăn, chị hoảng hốt vội vàng pha cho hai đứa cốc sữa nóng, bảo chúng vào ngay trong chăn nằm. Chỉ một lát sau, thằng anh thò cổ ra khỏi chăn bảo nó hết đau bụng và đau đầu rồi, con bé em thì lăn quay ra ngủ.
Mở nồi cơm ra định nấu, chị Trang phát hoảng, gạo cháy đen thui, mùi khê nồng nặc. Hỏi con trai, thì được biết sáng nay nó mải thi Tiếng Anh Olympic trên mạng, nên thổi cơm quên cho nước.
Cơm cháy không ăn được, cả hai đứa bàn nhau nhịn đợi chiều mẹ về. Rồi đứa nào lại vào việc nấy, anh thì chơi máy tính, em thì xem hoạt hình, quên cả ngủ trưa luôn.
“Chắc ngồi máy tính, xem tivi cả ngày lại cộng thêm không ăn trưa nên hai đứa đói quá sinh ra đau đầu. Tôi thấy cảnh này không ổn, nên sáng nay trời vẫn rét, cô giáo nhắn tin các con được nghỉ học, tôi liền gọi điện nhờ bà ngoại sang chơi, coi chừng hai đứa trẻ. Để chúng ở nhà một mình, không ai quản lý, mải chơi mà ốm thì khổ lắm,” chị Trang than thở.
Cũng trong cảnh con được nghỉ học và không có người trông, chị Vân (Thái Thịnh, Hà Nội) làm việc tại một văn phòng nước ngoài nên không thể mang con đến cơ quan như một số bà mẹ khác được, chị đành để 2 đứa con gái ở nhà tự trông nhau.
Chiều tối đi làm về, vừa mở cửa bước vào nhà, nhìn thấy con út đầu tóc và quần áo ướt hết, chân tay run lập cập mếu máo. Chị vội vàng thay quần áo và sấy khô tóc cho con, rồi đưa con vào trong chăn nằm cho ấm.
Định quay ra hỏi đứa chị, song chưa kịp hỏi con bé đã mếu máo khai ngay: “Mọi ngày con thấy mẹ hay phải cọ rửa nhà vệ sinh nên khi học bài xong, không có việc gì làm nên hai chị em lấy nước rửa bát ra cọ giúp mẹ. Nhưng khi con vừa với tay bật vòi hoa sen thì nó lại xịt vào hết người em.”
Chị vừa thương con lại vừa giận mình, cũng chỉ tại chị vì ngày thường chị không hướng dẫn con làm việc nhà, một mình làm hết nên khi con thương mẹ vất vả tự làm thì lại không biết cách.
Chưa hết, khi chị quay qua bàn trang điểm thì ôi thôi, gần 4 triệu đồng chị vừa mua bộ phấn, son mới dùng được mấy lần đã bị các con chị bôi choe choét ra tường, gương, còn hộp phấn thì vỡ vụn không thể dùng được. Tiếc ngẩn cả người, chị bực lắm mà không thể đánh con.
Dự báo thời tiết vẫn cảnh báo về sự rét đậm, rét hại trong những ngày tới. Vì vậy, rất có thể sẽ có thêm nhiều trường mầm non, tiểu học đóng cửa và những câu chuyện bi hài, do đó vẫn sẽ tái diễn khi trẻ ở nhà. Chẳng còn cách nào khác, nhiều bậc phụ huynh lẩm rẩm ước: “Mong sao trời... hửng nắng”./.
Thằng bé sợ sệt, dò dẫm từng bậc cầu thang. Chị Hương tức quá, quát tiếp: “Nhanh chân lên!”.
Vừa thấy mặt con, chị hỏi “Tại sao cắt chăn mẹ mới mua?” Cu cậu không dám trả lời mẹ, đứng run rẩy. Chị Hương nhắc lại, “Tại sao?”. Sợ quá, thằng Híp òa lên khóc, lúng búng trả lời, “Con đi tìm chiếc chăn cũ, nhưng mãi không thấy.”
“Tìm chăn cũ sao lại phải cắt chăn mới?” chị ngạc nhiên hỏi con.
Thấy mẹ hạ giọng, cậu như thể chút nỗi oan ức, “mẹ dặn ở nhà phải ngủ trưa, nhưng con không thấy chiếc chăn cũ, chỉ thấy chiếc chăn mới này. Con tưởng mẹ cho chăn cũ vào trong chăn mới, nên cắt ra để tìm. Nhưng con tìm mãi vẫn không thấy chăn cũ, con đành đội mũ, mặc nhiều quần áo để ngủ.”
“Nẫu hết cả lòng, nhưng nghe nó trình bày buồn cười quá, mình cũng đành phải thôi. Đúng là ở nhà mình đồ mới không dùng ngay mà phải giặt trước đã. Nhưng vì chiếc vỏ chăn này đẹp và đắt tiền, nên mình đã đi giặt khô. Cu con, không thấy mẹ phơi chắc sợ bẩn không dám đắp. Thế là mình đành tìm chiếc áo cũ, cắt ra và vá lại mấy chỗ thủng, vừa làm vừa giải thích lại cho cu cậu về việc mình đã thay vỏ chăn mới và dặn lần sau thấy có gì lạ thì gọi điện hỏi mẹ,” chị Hương rôm rả kể lại câu chuyện cho các đồng nghiệp trong phòng về thằng trai lớp 1, ở nhà một mình vì được nghỉ học do thời tiết lạnh.
Mọi người trong phòng làm việc của chị Hương được một trận cười phá lên.
Mấy ngày nay, thời tiết Hà Nội lạnh dưới 10 độ C, theo quy định của Sở Giáo dục, học sinh tiểu học được nghỉ ở nhà tránh rét. Nhiều gia đình một mặt vì neo người, mặt khác các bậc phụ huynh cho rằng con mình đã lớn, nên tranh thủ đi làm và để con ở lại một mình trong nhà.
Những đứa trẻ ngày thường đi học cả ngày, đến nay được nghỉ, vừa không phải học bài, lại không có người lớn ở nhà quản lý, chúng được tự tung, tự tác gây ra cả 1001 câu chuyện khiến cha, mẹ cười ra nước mắt.
Nhà chị Nguyễn Thu Trang (Phúc Xá, Hà Nội) có hai đứa con, cậu con trai lớp 5 còn cô con gái lớp 2. Mấy ngày nay chúng nghỉ học, sáng sớm chị đã dậy sớm chuẩn bị thức ăn và dặn thằng anh ở nhà cắm cơm, hai anh em ăn cho nóng.
Vậy mà chiều tới, chị vừa về đến cửa nhà, đứa con gái đã chạy vội tới khóc nức nở, “Mẹ ơi con đau đầu lắm!”, thằng con trai cũng than, “con vừa đau cả đầu, cả bụng!”.
Nhìn hai đứa con mặt mày nhợt nhạt, quần áo phong phanh, tất cởi đằng tất, khăn cởi đằng khăn, chị hoảng hốt vội vàng pha cho hai đứa cốc sữa nóng, bảo chúng vào ngay trong chăn nằm. Chỉ một lát sau, thằng anh thò cổ ra khỏi chăn bảo nó hết đau bụng và đau đầu rồi, con bé em thì lăn quay ra ngủ.
Mở nồi cơm ra định nấu, chị Trang phát hoảng, gạo cháy đen thui, mùi khê nồng nặc. Hỏi con trai, thì được biết sáng nay nó mải thi Tiếng Anh Olympic trên mạng, nên thổi cơm quên cho nước.
Cơm cháy không ăn được, cả hai đứa bàn nhau nhịn đợi chiều mẹ về. Rồi đứa nào lại vào việc nấy, anh thì chơi máy tính, em thì xem hoạt hình, quên cả ngủ trưa luôn.
“Chắc ngồi máy tính, xem tivi cả ngày lại cộng thêm không ăn trưa nên hai đứa đói quá sinh ra đau đầu. Tôi thấy cảnh này không ổn, nên sáng nay trời vẫn rét, cô giáo nhắn tin các con được nghỉ học, tôi liền gọi điện nhờ bà ngoại sang chơi, coi chừng hai đứa trẻ. Để chúng ở nhà một mình, không ai quản lý, mải chơi mà ốm thì khổ lắm,” chị Trang than thở.
Cũng trong cảnh con được nghỉ học và không có người trông, chị Vân (Thái Thịnh, Hà Nội) làm việc tại một văn phòng nước ngoài nên không thể mang con đến cơ quan như một số bà mẹ khác được, chị đành để 2 đứa con gái ở nhà tự trông nhau.
Chiều tối đi làm về, vừa mở cửa bước vào nhà, nhìn thấy con út đầu tóc và quần áo ướt hết, chân tay run lập cập mếu máo. Chị vội vàng thay quần áo và sấy khô tóc cho con, rồi đưa con vào trong chăn nằm cho ấm.
Định quay ra hỏi đứa chị, song chưa kịp hỏi con bé đã mếu máo khai ngay: “Mọi ngày con thấy mẹ hay phải cọ rửa nhà vệ sinh nên khi học bài xong, không có việc gì làm nên hai chị em lấy nước rửa bát ra cọ giúp mẹ. Nhưng khi con vừa với tay bật vòi hoa sen thì nó lại xịt vào hết người em.”
Chị vừa thương con lại vừa giận mình, cũng chỉ tại chị vì ngày thường chị không hướng dẫn con làm việc nhà, một mình làm hết nên khi con thương mẹ vất vả tự làm thì lại không biết cách.
Chưa hết, khi chị quay qua bàn trang điểm thì ôi thôi, gần 4 triệu đồng chị vừa mua bộ phấn, son mới dùng được mấy lần đã bị các con chị bôi choe choét ra tường, gương, còn hộp phấn thì vỡ vụn không thể dùng được. Tiếc ngẩn cả người, chị bực lắm mà không thể đánh con.
Dự báo thời tiết vẫn cảnh báo về sự rét đậm, rét hại trong những ngày tới. Vì vậy, rất có thể sẽ có thêm nhiều trường mầm non, tiểu học đóng cửa và những câu chuyện bi hài, do đó vẫn sẽ tái diễn khi trẻ ở nhà. Chẳng còn cách nào khác, nhiều bậc phụ huynh lẩm rẩm ước: “Mong sao trời... hửng nắng”./.
Hạnh Thúy (Vietnam+)