Tại tỉnh Gia Lai, hơn 11.000 học sinh dân tộc J'rai và Bahnar từ lớp 3 đến lớp 5 của 106 trường tiểu học đã được học tiếng mẹ đẻ trong chương trình như một môn học tự chọn.
Trong đó, số học sinh dân tộc học tiếng J'rai có gần 10.000 em, học tiếng Bahnar 1.200 em.
Từ năm học 2008-2009, tỉnh Gia Lai đã thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các trường tiểu học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc đồng thời giữ gìn và phát huy được tiếng mẹ đẻ của người J'rai và Bahnar - hai dân tộc chủ yếu trên địa bàn.
Mỗi tuần, các trường đều bố trí giảng dạy 4 tiết học tiếng Bahnar và J'rai trong giờ chính khóa. Một số ít trường do điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất nên bố trí dạy ngoài giờ hoặc vào tiết thứ 6 của buổi học chính khóa nhưng vẫn đảm bảo đủ số tiết học theo quy định.
Đội ngũ tham gia giảng dạy các tiết học bằng tiếng J'rai và Bahnar hiện có 286 giáo viên đều là người dân tộc thiểu số, trong đó giáo viên người J'rai có 254 người và Bahnar có 32 người. 100% giáo viên được đào tạo chính quy chuyên ngành giáo dục tiểu học từ các trường sư phạm.
Ngoài việc dạy văn hóa, đội ngũ giáo viên này còn được bố trí dạy kiêm nhiệm môn tiếng dân tộc. Đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục đều có năng lực, trình độ và bề dày kinh nghiệm, am hiểu tiếng dân tộc và tâm huyết với nghề.
Ngành giáo dục và đào tạo Gia Lai cũng chủ động đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học theo chương trình học tiếng J'rai và Bahnar trong các trường học; biên soạn và cung cấp kịp thời các loại sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, vở tập viết... cho giáo viên và học sinh.
Riêng sách giáo khoa hiện có 3 tập, tương ứng với việc dạy học ở các lớp 3, 4 và 5; nội dung gần gũi với đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số, phù hợp với lứa tuổi, kênh chữ và kênh hình phong phú luôn tạo được hứng thú, kích thích năng lực khám phá sự hình thành tiếng mẹ đẻ cho các em học sinh.
Sách cho giáo viên có thiết kế, cấu trúc rõ ràng theo từng bài dạy, tạo được sự tự tin cho giáo viên trong việc soạn giảng cũng như tổ chức lên lớp cho học sinh đạt hiệu quả cao.
Ngành cũng coi trọng các biện pháp quản lý, kiểm tra chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng giáo viên trong dịp Hè và tổ chức thao giảng theo cụm trường với chủ trương "mọi giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số đều được tham gia bồi dưỡng."
Nhiều trường chủ động tổ chức dự giờ thăm lớp, qua đó góp phần bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp và kỹ năng dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
Đối với học sinh, hàng tháng các trường tự ra đề kiểm tra lấy điểm, kiểm tra định kỳ mỗi năm hai lần vào cuối mỗi học kỳ và ghi điểm trung bình môn học vào học bạ như môn học tự chọn.
Qua 5 năm triển khai học tiếng mẹ đẻ J'rai và Bahnar trong các trường tiểu học ở Gia Lai cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân các dân tộc nói chung và học sinh dân tộc J'rai-Bahnar nói riêng.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc đều đồng tình ủng hộ đã góp phần to lớn cùng với các trường học trong việc huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số lên lớp ở mức cao.
Qua khảo sát thực tế, các em học sinh ở các trường học đều ham thích học tập tiếng mẹ đẻ, đi học chuyên cần hơn và làm bài tập đầy đủ, đồng thời bổ trợ thêm kiến thức cho việc học văn hóa của các em.
Theo ông Kpă Paul, Trưởng phòng Giáo dục dân tộc (Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai), chủ trương đưa tiếng mẹ đẻ của các dân tộc vào dạy trong các trường học ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số là rất ý nghĩa và cần thiết.
Tuy nhiên, ở địa bàn Gia Lai hiện vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là thiếu đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc nên chưa được mở rộng đến các trường học./.
Trong đó, số học sinh dân tộc học tiếng J'rai có gần 10.000 em, học tiếng Bahnar 1.200 em.
Từ năm học 2008-2009, tỉnh Gia Lai đã thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các trường tiểu học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc đồng thời giữ gìn và phát huy được tiếng mẹ đẻ của người J'rai và Bahnar - hai dân tộc chủ yếu trên địa bàn.
Mỗi tuần, các trường đều bố trí giảng dạy 4 tiết học tiếng Bahnar và J'rai trong giờ chính khóa. Một số ít trường do điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất nên bố trí dạy ngoài giờ hoặc vào tiết thứ 6 của buổi học chính khóa nhưng vẫn đảm bảo đủ số tiết học theo quy định.
Đội ngũ tham gia giảng dạy các tiết học bằng tiếng J'rai và Bahnar hiện có 286 giáo viên đều là người dân tộc thiểu số, trong đó giáo viên người J'rai có 254 người và Bahnar có 32 người. 100% giáo viên được đào tạo chính quy chuyên ngành giáo dục tiểu học từ các trường sư phạm.
Ngoài việc dạy văn hóa, đội ngũ giáo viên này còn được bố trí dạy kiêm nhiệm môn tiếng dân tộc. Đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục đều có năng lực, trình độ và bề dày kinh nghiệm, am hiểu tiếng dân tộc và tâm huyết với nghề.
Ngành giáo dục và đào tạo Gia Lai cũng chủ động đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học theo chương trình học tiếng J'rai và Bahnar trong các trường học; biên soạn và cung cấp kịp thời các loại sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, vở tập viết... cho giáo viên và học sinh.
Riêng sách giáo khoa hiện có 3 tập, tương ứng với việc dạy học ở các lớp 3, 4 và 5; nội dung gần gũi với đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số, phù hợp với lứa tuổi, kênh chữ và kênh hình phong phú luôn tạo được hứng thú, kích thích năng lực khám phá sự hình thành tiếng mẹ đẻ cho các em học sinh.
Sách cho giáo viên có thiết kế, cấu trúc rõ ràng theo từng bài dạy, tạo được sự tự tin cho giáo viên trong việc soạn giảng cũng như tổ chức lên lớp cho học sinh đạt hiệu quả cao.
Ngành cũng coi trọng các biện pháp quản lý, kiểm tra chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng giáo viên trong dịp Hè và tổ chức thao giảng theo cụm trường với chủ trương "mọi giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số đều được tham gia bồi dưỡng."
Nhiều trường chủ động tổ chức dự giờ thăm lớp, qua đó góp phần bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp và kỹ năng dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
Đối với học sinh, hàng tháng các trường tự ra đề kiểm tra lấy điểm, kiểm tra định kỳ mỗi năm hai lần vào cuối mỗi học kỳ và ghi điểm trung bình môn học vào học bạ như môn học tự chọn.
Qua 5 năm triển khai học tiếng mẹ đẻ J'rai và Bahnar trong các trường tiểu học ở Gia Lai cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân các dân tộc nói chung và học sinh dân tộc J'rai-Bahnar nói riêng.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc đều đồng tình ủng hộ đã góp phần to lớn cùng với các trường học trong việc huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số lên lớp ở mức cao.
Qua khảo sát thực tế, các em học sinh ở các trường học đều ham thích học tập tiếng mẹ đẻ, đi học chuyên cần hơn và làm bài tập đầy đủ, đồng thời bổ trợ thêm kiến thức cho việc học văn hóa của các em.
Theo ông Kpă Paul, Trưởng phòng Giáo dục dân tộc (Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai), chủ trương đưa tiếng mẹ đẻ của các dân tộc vào dạy trong các trường học ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số là rất ý nghĩa và cần thiết.
Tuy nhiên, ở địa bàn Gia Lai hiện vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là thiếu đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc nên chưa được mở rộng đến các trường học./.
Văn Thông (TTXVN)