Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16-19/11, Hội nghị, Triển lãm quốc tế về Viễn thông, Công nghệ thông tin-Internet và Sản phẩm điện tử năm 2011 (Vietnam Telecomp/Electronics-Internet & IT 2011) được đánh giá là một trong những sự kiện có quy mô lớn nhất và uy tín nhất về lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử ở Việt Nam.
Hội nghị, Triển lãm quốc tế về Viễn thông, Công nghệ thông tin-Internet và Sản phẩm điện tử năm 2011 dự kiến sẽ thu hút khoảng 160 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự; trong đó có các tập đoàn lớn như Ericsson, Hitachi Cable, Huawei, Rosenberger, ZTE.
Ngoài giới thiệu các sản phẩm như băng thông rộng, truyền hình và Internet, phần mềm ứng dụng phục vụ đời sống kinh tế-xã hội, Vietnam Comm, Vietnam Internet & IT and Vietnam Electronics 2011 còn có một số hội nghị chuyên đề về thực trạng phát triển của ICT trong các cơ quan Chính phủ, giáo dục, y tế và dịch vụ cộng đồng, cơ hội và thách thức cho mạng 4G tại Việt Nam, ứng dụng ICT cho doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 8 trên thế giới về mật độ thuê bao di động. Vị trí này đã đưa Việt Nam vượt rất xa nhiều quốc gia khác, khi mật độ viễn thông trung bình của các quốc gia đang phát triển chỉ khoảng 70% và các quốc gia phát triển cũng chỉ là 114%. Kết quả này cũng cho thấy Việt Nam là một thị trường có tiềm năng rất lớn.
Việt Nam có được con số ấn tượng này là nhờ sự phát triển của dịch vụ 3G với độ phủ sóng 93.68% trên toàn quốc và hơn 8 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ 3G thường xuyên. Tính đến cuối tháng Bảy vừa qua, vùng phủ sóng 3G tương ứng với mật độ dân số và lãnh thổ Việt Nam đã tăng từ 54.71% lên 93.68%. Đây là cơ hội tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung 3G phát triển các dịch vụ nội dung hấp dẫn như giải trí, tin tức và thông tin thị trường cho người sử dụng.
Theo ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2013 và muộn nhất là 2015 là thời điểm thích hợp để triển khai mạng 4G. Nhận định của Ông Lê Doãn Hợp cũng cho thấy nền công nghiệp viễn thông Việt Nam đang trải qua những thay đổi lớn và sẽ bước vào kỷ nguyên mới chỉ trong thời gian vài năm tới.
Nền công nghiệp công nghệ thông tin cũng được kỳ vọng sẽ là lĩnh vực kinh tế dẫn đầu tại Việt Nam trong năm 2020, đóng góp 8-10% GDP; đồng thời, Việt Nam sẽ là một trong 10 nước phát triển phần mềm trên thế giới./.
Hội nghị, Triển lãm quốc tế về Viễn thông, Công nghệ thông tin-Internet và Sản phẩm điện tử năm 2011 dự kiến sẽ thu hút khoảng 160 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự; trong đó có các tập đoàn lớn như Ericsson, Hitachi Cable, Huawei, Rosenberger, ZTE.
Ngoài giới thiệu các sản phẩm như băng thông rộng, truyền hình và Internet, phần mềm ứng dụng phục vụ đời sống kinh tế-xã hội, Vietnam Comm, Vietnam Internet & IT and Vietnam Electronics 2011 còn có một số hội nghị chuyên đề về thực trạng phát triển của ICT trong các cơ quan Chính phủ, giáo dục, y tế và dịch vụ cộng đồng, cơ hội và thách thức cho mạng 4G tại Việt Nam, ứng dụng ICT cho doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 8 trên thế giới về mật độ thuê bao di động. Vị trí này đã đưa Việt Nam vượt rất xa nhiều quốc gia khác, khi mật độ viễn thông trung bình của các quốc gia đang phát triển chỉ khoảng 70% và các quốc gia phát triển cũng chỉ là 114%. Kết quả này cũng cho thấy Việt Nam là một thị trường có tiềm năng rất lớn.
Việt Nam có được con số ấn tượng này là nhờ sự phát triển của dịch vụ 3G với độ phủ sóng 93.68% trên toàn quốc và hơn 8 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ 3G thường xuyên. Tính đến cuối tháng Bảy vừa qua, vùng phủ sóng 3G tương ứng với mật độ dân số và lãnh thổ Việt Nam đã tăng từ 54.71% lên 93.68%. Đây là cơ hội tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung 3G phát triển các dịch vụ nội dung hấp dẫn như giải trí, tin tức và thông tin thị trường cho người sử dụng.
Theo ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2013 và muộn nhất là 2015 là thời điểm thích hợp để triển khai mạng 4G. Nhận định của Ông Lê Doãn Hợp cũng cho thấy nền công nghiệp viễn thông Việt Nam đang trải qua những thay đổi lớn và sẽ bước vào kỷ nguyên mới chỉ trong thời gian vài năm tới.
Nền công nghiệp công nghệ thông tin cũng được kỳ vọng sẽ là lĩnh vực kinh tế dẫn đầu tại Việt Nam trong năm 2020, đóng góp 8-10% GDP; đồng thời, Việt Nam sẽ là một trong 10 nước phát triển phần mềm trên thế giới./.
Khánh Vân (Vietnam+)