Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1605/QĐ-TTg phê duyệt ''Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015."
Dự kiến kinh phí từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương dành cho các dự án, nhiệm vụ có quy mô quốc gia của Chương trình là khoảng 1.700 tỷ đồng.
Chương trình tiếp tục khẳng định việc đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin thực sự là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và đây cũng là tiền tố đặc biệt quan trọng trong lộ trình phát triển Chính phủ điện tử hiện nay.
Trong ba mục tiêu tổng quát của Chương trình này, mục tiêu đầu tiên được kể đến là yêu cầu xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Các mục tiêu còn lại là ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước và cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp.
Có rất nhiều nội dung quan trọng để thực hiện mục tiêu trên, trong đó yêu cầu về phát triển hạ tầng kỹ thuật được xem như nền tảng. Cụ thể là việc phát triển Mạng truyền số liệu chuyên dùng; phát triển Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử Chính phủ; triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số; xây dựng trung tâm kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương nhằm cung cấp dịch vụ công hiệu quả, linh hoạt cho người dân và doanh nghiệp...
Bên cạnh đó là việc phát triển và hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu lớn, trước hết tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, tài nguyên và môi trường, tài chính, kinh tế công nghiệp và thương mại, bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước.
Một số mục tiêu cụ thể của Chương trình quốc gia ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước là 50% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng, 90% cơ quan hải quan triển khai thủ tục hải quan điện tử.
Tất cả kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu được đăng tải trên mạng đầu thầu quốc gia; khoảng 20% số gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng; thí điểm mua sắm chính phủ tập trung trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước là nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động. Chương trình đặt ra mục tiêu cũng như các giải pháp hướng tới 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử; hầu hết cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc.
Chương trình cũng hướng tới việc đặc biệt phải bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho 100% các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương có thể được thực hiện trên môi trường mạng, triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tới 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Theo Chương trình quốc gia, một mục tiêu cụ thể cần thực hiện là 100% các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành hoặc tương đương trở lên có cổng hoặc trang thông tin điện tử cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sẽ tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong hoạt động của cơ quan nhà nước bằng cách nâng cao hiệu quả kênh tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Cùng với các mục tiêu trên, Chương trình cũng định hướng đến năm 2020 tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau./.
Dự kiến kinh phí từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương dành cho các dự án, nhiệm vụ có quy mô quốc gia của Chương trình là khoảng 1.700 tỷ đồng.
Chương trình tiếp tục khẳng định việc đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin thực sự là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và đây cũng là tiền tố đặc biệt quan trọng trong lộ trình phát triển Chính phủ điện tử hiện nay.
Trong ba mục tiêu tổng quát của Chương trình này, mục tiêu đầu tiên được kể đến là yêu cầu xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Các mục tiêu còn lại là ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước và cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp.
Có rất nhiều nội dung quan trọng để thực hiện mục tiêu trên, trong đó yêu cầu về phát triển hạ tầng kỹ thuật được xem như nền tảng. Cụ thể là việc phát triển Mạng truyền số liệu chuyên dùng; phát triển Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử Chính phủ; triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số; xây dựng trung tâm kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương nhằm cung cấp dịch vụ công hiệu quả, linh hoạt cho người dân và doanh nghiệp...
Bên cạnh đó là việc phát triển và hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu lớn, trước hết tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, tài nguyên và môi trường, tài chính, kinh tế công nghiệp và thương mại, bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước.
Một số mục tiêu cụ thể của Chương trình quốc gia ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước là 50% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng, 90% cơ quan hải quan triển khai thủ tục hải quan điện tử.
Tất cả kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu được đăng tải trên mạng đầu thầu quốc gia; khoảng 20% số gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng; thí điểm mua sắm chính phủ tập trung trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước là nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động. Chương trình đặt ra mục tiêu cũng như các giải pháp hướng tới 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử; hầu hết cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc.
Chương trình cũng hướng tới việc đặc biệt phải bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho 100% các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương có thể được thực hiện trên môi trường mạng, triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tới 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Theo Chương trình quốc gia, một mục tiêu cụ thể cần thực hiện là 100% các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành hoặc tương đương trở lên có cổng hoặc trang thông tin điện tử cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sẽ tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong hoạt động của cơ quan nhà nước bằng cách nâng cao hiệu quả kênh tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Cùng với các mục tiêu trên, Chương trình cũng định hướng đến năm 2020 tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau./.
(TTXVN/Vietnam+)