Chiều 5/3, từng đợt sóng cao gió lớn liên tục dội mạnh vào khu vực thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết - Bình Thuận đã cuốn trôi hàng trăm mét khối đất đá, cây cối, làm sập và gây hư hỏng nặng nhà dân.
Theo thống kê, chỉ trong buổi chiều 5/3, có 18 căn nhà bị sập và hư hỏng nặng; nhiều tài sản đã bị cuối trôi do triều cường xâm thực quá nhanh nên người dân không kịp di dời. Hơn 90 căn nhà còn lại đang có nguy cơ bị đe dọa sập bất cứ lúc nào.
Bà Nguyễn Thị Gái, người có căn nhà bị sập hoàn toàn cho biết: Toàn bộ vật dụng trong gia đình đều bị sóng biển cuốn trôi, may mắn là khi căn nhà đổ sập, cả gia đình đã kịp chạy nên không bị cuốn trôi xuống biển.
Hiện các hộ dân ven biển bị xâm thực đang rất lo lắng, mọi nỗ lực đóng cừ tràm, đắp bao cát làm kè gia cố đều không thể chống chọi với các đợt triều cường. Những căn nhà sát biển còn lại không ai dám ngủ lại nhà vào ban đêm vì nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiều người dân đã phát quang những vùng đất cao, bụi rậm để dựng chòi, nhà tạm trú qua đêm nay.
Trong chiều 5/3, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dân quân tự vệ trong toàn xã Tiến Thành có mặt để kịp thời hỗ trợ bà con.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiến Thành cho biết, do sóng quá mạnh nên hiện tại lực lượng chỉ tập trung di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Đến thời điểm nước rút sẽ tiếp tục đóng cọc, dựng kè bao cát gia cố. Thời điểm sóng dữ dội nhất là vào khoảng từ 18 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau nên người dân trong vùng không được ở lại đêm trong nhà. Bên cạnh đó lực lượng quân dân tự vệ sẽ túc trực tại chỗ cùng bà con di dời tài sản đến nơi an toàn.
Tình trạng xâm thực trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Mực nước biển dâng cao và sóng biển vỗ trực diện vào bờ, gây xói lở rất nhanh. Ở các huyện Tuy Phong, Hàm Tân, thị xã La Gi, hàng trăm hộ dân cũng đang đối diện với tình trạng này./.
Theo thống kê, chỉ trong buổi chiều 5/3, có 18 căn nhà bị sập và hư hỏng nặng; nhiều tài sản đã bị cuối trôi do triều cường xâm thực quá nhanh nên người dân không kịp di dời. Hơn 90 căn nhà còn lại đang có nguy cơ bị đe dọa sập bất cứ lúc nào.
Bà Nguyễn Thị Gái, người có căn nhà bị sập hoàn toàn cho biết: Toàn bộ vật dụng trong gia đình đều bị sóng biển cuốn trôi, may mắn là khi căn nhà đổ sập, cả gia đình đã kịp chạy nên không bị cuốn trôi xuống biển.
Hiện các hộ dân ven biển bị xâm thực đang rất lo lắng, mọi nỗ lực đóng cừ tràm, đắp bao cát làm kè gia cố đều không thể chống chọi với các đợt triều cường. Những căn nhà sát biển còn lại không ai dám ngủ lại nhà vào ban đêm vì nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiều người dân đã phát quang những vùng đất cao, bụi rậm để dựng chòi, nhà tạm trú qua đêm nay.
Trong chiều 5/3, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dân quân tự vệ trong toàn xã Tiến Thành có mặt để kịp thời hỗ trợ bà con.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiến Thành cho biết, do sóng quá mạnh nên hiện tại lực lượng chỉ tập trung di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Đến thời điểm nước rút sẽ tiếp tục đóng cọc, dựng kè bao cát gia cố. Thời điểm sóng dữ dội nhất là vào khoảng từ 18 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau nên người dân trong vùng không được ở lại đêm trong nhà. Bên cạnh đó lực lượng quân dân tự vệ sẽ túc trực tại chỗ cùng bà con di dời tài sản đến nơi an toàn.
Tình trạng xâm thực trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Mực nước biển dâng cao và sóng biển vỗ trực diện vào bờ, gây xói lở rất nhanh. Ở các huyện Tuy Phong, Hàm Tân, thị xã La Gi, hàng trăm hộ dân cũng đang đối diện với tình trạng này./.
Hồng Hiếu (TTXVN)