Liên hiệp quốc sẽ tài trợ cho Việt Nam 2 triệu USD để xây dựng thể chế, nâng cao năng lực công đoàn các cấp nhằm hỗ trợ người lao động.
Lễ ký kết dự án tài trợ đã diễn ra sáng nay (1/4), trong khuôn khổ hội thảo “Tương lai của quan hệ lao động và việc sửa đổi Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn”, do Văn phòng tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam cùng với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức, tại Hà Nội.
Với số tiền trên, dự án sẽ hỗ trợ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc tăng cường năng lực đại diện của công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và hỗ trợ chính phủ xây dựng các thể chế hiệu quả.
Đây cũng chính là một nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận tại hội thảo lần này trong bối cảnh dự thảo hai luật đang trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình lên Quốc hội xem xét, thông qua.
Theo kết quả điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn tại 964 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn 11 tỉnh thành cho thấy: Đa số người lao động trong doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong cuộc sống, nhất là những người đã lập gia đình. Mức thu nhập bình quân của người lao động không cao hơn so với mặt bằng bình quân của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác, dù phải vất vả và thời gian làm việc căng thẳng.
Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới mỗi năm có hàng trăm cuộc đình công lớn, nhỏ trên cả nước.Theo số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ năm 1995 tới nay cả nước có gần 4.000 cuộc đình công thì 100% là tự phát, không theo đúng quy trình của Luật Lao động và 72% xảy ra tại các doanh nghiệp FDI. Có đến 90% số vụ người lao động đình công liên quan tới lương.
Trong khi đó, cán bộ công đoàn ở khối ngoài quốc doanh thường không phải là người chuyên trách, mà chỉ là người làm công cho chủ doanh nghiệp. Vì thể họ không thể mạnh dạn lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho công nhân.
“Một trong những công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động là Công đoàn, nhưng tổ chức này dường như bị bỏ quên tại nhiều doanh nghiệp”, ông Huỳnh Thân, Trưởng ban công đoàn-Bạn đọc Báo Lao động tham dự hội thảo cho biết.
Theo ông John Hendra, Điều phối viên thường trú của Liên hiệp quốc, để giải quyết tranh chấp nảy sinh cần chú trọng đến yếu tố hài hòa trong quan hệ lao động và vấn đề này phải được luật hóa. “Để thành công trong phát triển kinh tế song hành với phát triển xã hội thì những sửa đổi trong hai luật cần quán triệt nguyên tắc cơ bản của quan hệ lao động hài hòa, đối thoại xã hội và hợp tác ba bên,” ông John Hendra nhấn mạnh./.
Lễ ký kết dự án tài trợ đã diễn ra sáng nay (1/4), trong khuôn khổ hội thảo “Tương lai của quan hệ lao động và việc sửa đổi Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn”, do Văn phòng tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam cùng với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức, tại Hà Nội.
Với số tiền trên, dự án sẽ hỗ trợ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc tăng cường năng lực đại diện của công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và hỗ trợ chính phủ xây dựng các thể chế hiệu quả.
Đây cũng chính là một nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận tại hội thảo lần này trong bối cảnh dự thảo hai luật đang trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình lên Quốc hội xem xét, thông qua.
Theo kết quả điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn tại 964 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn 11 tỉnh thành cho thấy: Đa số người lao động trong doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong cuộc sống, nhất là những người đã lập gia đình. Mức thu nhập bình quân của người lao động không cao hơn so với mặt bằng bình quân của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác, dù phải vất vả và thời gian làm việc căng thẳng.
Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới mỗi năm có hàng trăm cuộc đình công lớn, nhỏ trên cả nước.Theo số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ năm 1995 tới nay cả nước có gần 4.000 cuộc đình công thì 100% là tự phát, không theo đúng quy trình của Luật Lao động và 72% xảy ra tại các doanh nghiệp FDI. Có đến 90% số vụ người lao động đình công liên quan tới lương.
Trong khi đó, cán bộ công đoàn ở khối ngoài quốc doanh thường không phải là người chuyên trách, mà chỉ là người làm công cho chủ doanh nghiệp. Vì thể họ không thể mạnh dạn lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho công nhân.
“Một trong những công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động là Công đoàn, nhưng tổ chức này dường như bị bỏ quên tại nhiều doanh nghiệp”, ông Huỳnh Thân, Trưởng ban công đoàn-Bạn đọc Báo Lao động tham dự hội thảo cho biết.
Theo ông John Hendra, Điều phối viên thường trú của Liên hiệp quốc, để giải quyết tranh chấp nảy sinh cần chú trọng đến yếu tố hài hòa trong quan hệ lao động và vấn đề này phải được luật hóa. “Để thành công trong phát triển kinh tế song hành với phát triển xã hội thì những sửa đổi trong hai luật cần quán triệt nguyên tắc cơ bản của quan hệ lao động hài hòa, đối thoại xã hội và hợp tác ba bên,” ông John Hendra nhấn mạnh./.
Thông Chí (Vietnam+)