Chiều 30/8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp báo về công tác chuẩn bị năm học mới 2012-2013.
Theo dự báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học mới 2012-2013, quy mô học sinh sinh viên cả nước có khoảng hơn 20 triệu em, trong đó có hơn 4 triệu trẻ mầm non, 15 triệu học sinh phổ thông các cấp, hơn 610.000 học sinh trung cấp chuyên nghiệp và hơn 2 triệu sinh viên đại học, cao đẳng.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định năm học 2012-2013 là năm học thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Bộ Giáo dục đã triển khai nhiều nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới nội dung phương pháp...; đặc biệt chú trọng huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục.
Hiện nay, cơ sở vật chất cho giáo dục vẫn còn rất yếu kém, ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ học sinh trong một lớp vẫn rất đông, nhiều nơi vượt mức chuẩn 35 học sinh/lớp khá nhiều, nhu cầu trường lớp vẫn luôn là nhu cầu bức thiết của toàn ngành.
Thống kê của Bộ Giáo dục cho thấy hiện các tỉnh đều đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất trường học bảo đảm đủ cơ sở vật chất trước khi khai giảng năm học.
Tuyên Quang đã cấp phòng học ngoại ngữ cho ba trường trung học phổ thông và 12 trường trung học cơ sở; xây dựng 23 công trình vệ sinh, không có đơn vị nào phải bố trí học 3 ca. Ninh Bình đã hoàn thành xây mới 216 phòng học, 81 phòng hiệu bộ, 123 phòng chức năng, 104 nhà vệ sinh và 9.204m2, tường rào sử dụng trong năm học mới...
Cuộc họp báo đã đề cập đến nhiều vấn đề “nóng” đang được xã hội quan tâm như lạm thu, chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên, ký túc xá và tín dụng cho sinh viên...
Về lực lượng giáo viên, Cục trưởng Cục Nhà giáo Hoàng Đức Minh cho biết tỷ lệ giáo viên hiện không còn thiếu nhiều so với những năm trước. Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu tập trung ở một số địa phương nhất định, chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay cũng đã được đào tạo nâng cao.
Ở nhà trẻ, tỷ lệ giáo viên đào tạo đạt chuẩn trở lên năm học 2011-2012 là 91,13%; tỷ lệ này ở mẫu giáo là 97%; tỷ lệ giáo viên đào tạo đạt chuẩn trở lên ở các bậc học tiếp theo là tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều đạt từ 99%.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên, các tỉnh, thành phố đã tập trung rà soát, sắp xếp, điều động bố trí cán bộ Quản lý và giáo viên cho năm học mới. Tổ chức tuyển dụng biên chế đáp ứng yêu cầu về giáo viên cho các trường vùng khó khăn.
Trước thềm năm học mới, vấn đề “lạm thu” rất được quan tâm, ông Lê Khánh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: dù năm học chưa bắt đầu nhưng Bộ đã cùng các địa phương vào cuộc tiến hành kiểm tra, giám sát ngay để xử lý các dấu hiệu lạm thu đầu năm học mới.
Ngoài ra, để xử lý triệt để vấn đề này, Bộ Giáo dục cũng quyết tâm đảm bảo các nguồn chi theo quy định; đồng thời Bộ đang xây dựng văn bản cho phép các trường có tổ chức đào tạo chất lượng cao được thu cao hơn mức phí thông thường để đảm bảo chất lượng đào tạo, cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn lao động chất lượng cao.
Chia sẻ về vấn đề nhà ở cho học sinh - sinh viên, ông Phạm Ngọc Phương - Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em khẳng định: Trước những năm 80, tỷ lệ sinh viên ở trong ký túc xá trường học chiếm tỷ lệ 100% nhưng sau này, do số lượng sinh viên tăng lên nhưng cơ sở vật chất các trường không thể đáp ứng nổi nên chưa đảm bảo được số lượng phòng theo nhu cầu của sinh viên.
Tuy nhiên, lần đầu tiên sau nhiều năm, Chính phủ đã ban hành Đề án Ký túc xá cho sinh viên với mục tiêu tới năm 2015 đáp ứng cho 60% sinh viên có nhu cầu thuê nhà được ở tại các khu ký túc xá.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho sinh viên sống ở các khu nhà trọ bên ngoài trường học, nhiều nơi đã có biện pháp phối hợp giữa phòng công tác sinh viên các trường học, Đoàn trường với địa phương để quản lý, giúp đỡ sinh viên./.
Theo dự báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học mới 2012-2013, quy mô học sinh sinh viên cả nước có khoảng hơn 20 triệu em, trong đó có hơn 4 triệu trẻ mầm non, 15 triệu học sinh phổ thông các cấp, hơn 610.000 học sinh trung cấp chuyên nghiệp và hơn 2 triệu sinh viên đại học, cao đẳng.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định năm học 2012-2013 là năm học thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Bộ Giáo dục đã triển khai nhiều nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới nội dung phương pháp...; đặc biệt chú trọng huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục.
Hiện nay, cơ sở vật chất cho giáo dục vẫn còn rất yếu kém, ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ học sinh trong một lớp vẫn rất đông, nhiều nơi vượt mức chuẩn 35 học sinh/lớp khá nhiều, nhu cầu trường lớp vẫn luôn là nhu cầu bức thiết của toàn ngành.
Thống kê của Bộ Giáo dục cho thấy hiện các tỉnh đều đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất trường học bảo đảm đủ cơ sở vật chất trước khi khai giảng năm học.
Tuyên Quang đã cấp phòng học ngoại ngữ cho ba trường trung học phổ thông và 12 trường trung học cơ sở; xây dựng 23 công trình vệ sinh, không có đơn vị nào phải bố trí học 3 ca. Ninh Bình đã hoàn thành xây mới 216 phòng học, 81 phòng hiệu bộ, 123 phòng chức năng, 104 nhà vệ sinh và 9.204m2, tường rào sử dụng trong năm học mới...
Cuộc họp báo đã đề cập đến nhiều vấn đề “nóng” đang được xã hội quan tâm như lạm thu, chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên, ký túc xá và tín dụng cho sinh viên...
Về lực lượng giáo viên, Cục trưởng Cục Nhà giáo Hoàng Đức Minh cho biết tỷ lệ giáo viên hiện không còn thiếu nhiều so với những năm trước. Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu tập trung ở một số địa phương nhất định, chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay cũng đã được đào tạo nâng cao.
Ở nhà trẻ, tỷ lệ giáo viên đào tạo đạt chuẩn trở lên năm học 2011-2012 là 91,13%; tỷ lệ này ở mẫu giáo là 97%; tỷ lệ giáo viên đào tạo đạt chuẩn trở lên ở các bậc học tiếp theo là tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều đạt từ 99%.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên, các tỉnh, thành phố đã tập trung rà soát, sắp xếp, điều động bố trí cán bộ Quản lý và giáo viên cho năm học mới. Tổ chức tuyển dụng biên chế đáp ứng yêu cầu về giáo viên cho các trường vùng khó khăn.
Trước thềm năm học mới, vấn đề “lạm thu” rất được quan tâm, ông Lê Khánh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: dù năm học chưa bắt đầu nhưng Bộ đã cùng các địa phương vào cuộc tiến hành kiểm tra, giám sát ngay để xử lý các dấu hiệu lạm thu đầu năm học mới.
Ngoài ra, để xử lý triệt để vấn đề này, Bộ Giáo dục cũng quyết tâm đảm bảo các nguồn chi theo quy định; đồng thời Bộ đang xây dựng văn bản cho phép các trường có tổ chức đào tạo chất lượng cao được thu cao hơn mức phí thông thường để đảm bảo chất lượng đào tạo, cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn lao động chất lượng cao.
Chia sẻ về vấn đề nhà ở cho học sinh - sinh viên, ông Phạm Ngọc Phương - Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em khẳng định: Trước những năm 80, tỷ lệ sinh viên ở trong ký túc xá trường học chiếm tỷ lệ 100% nhưng sau này, do số lượng sinh viên tăng lên nhưng cơ sở vật chất các trường không thể đáp ứng nổi nên chưa đảm bảo được số lượng phòng theo nhu cầu của sinh viên.
Tuy nhiên, lần đầu tiên sau nhiều năm, Chính phủ đã ban hành Đề án Ký túc xá cho sinh viên với mục tiêu tới năm 2015 đáp ứng cho 60% sinh viên có nhu cầu thuê nhà được ở tại các khu ký túc xá.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho sinh viên sống ở các khu nhà trọ bên ngoài trường học, nhiều nơi đã có biện pháp phối hợp giữa phòng công tác sinh viên các trường học, Đoàn trường với địa phương để quản lý, giúp đỡ sinh viên./.
Ngọc Anh (TTXVN)