Trong số đó một nửa là ở châu Phi, nơi mà thuốc giả chiếm 30% thị trường tân dược, nhất là thuốc chống sốt rét, chống lao và HIV.
Mức thiệt hại do nạn thuốc giả gây ra chiếm từ 2,5-5% ngân sách của các nước ở châu lục này.
Các nước phát triển không thể làm ngơ trước hiện tượng này và cho rằng chính Internet tạo điều kiện cho việc buôn bán thuốc giả đến người tiêu dùng.
Ở Tây Âu, những kết quả nghiên cứu mới đây của hãng Pfizer cho thấy thị trường này có thể thu lời mỗi năm 10,5 tỷ euro.
Còn theo đánh giá của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), thuốc giả chiếm tới 10% thị trường dược phẩm thế giới, với doanh số 45 tỷ euro, trong đó 25% tiền lời thu được là từ buôn bán thuốc gây nghiện.
Việc sản xuất thuốc giả và mỹ phẩm giả trong những năm qua đã đạt mức tăng trưởng theo cấp số nhân, do những kỹ nghệ mới được áp dụng để sản xuất các loại thuốc nhằm điều trị các chứng tâm lý, như thuốc kích dục hay thuốc giảm cân…
Để chống nạn buôn bán và sản xuất thuốc giả, Tổ chức hải quan Quốc tế (OMD), có trụ sở tại Brussels đã soạn thảo một văn bản và được trình tới 176 nước thành viên và đã nhận được sự ủng hộ đặc biệt của Quỹ Chirac - quỹ do cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đứng đầu, chuyên đầu tư vào lĩnh vực sức khỏe của “Châu lục Đen.”
Hội đồng châu Âu đề nghị các quốc gia thành viên phê chuẩn thỏa thuận Medicrime vào tháng 11 tới đây, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong cuộc chiến chống hàng tân dược giả.
Ngoài ra, Liên minh châu Âu, với lợi thế về mặt kỹ thuật sẽ tấn công thị trường này trên ba phương diện gồm nhất thể hóa, chính thức hóa và nhận diện hóa nguồn gốc, xuất xứ các loại thuốc bằng chíp điện tử RFID và bằng mã số mã vạch./.