Hiện có đến gần một phần tư số thanh thiếu niên độ tuổi từ 5-14 tuổi tại các thành phố của Ấn Độ mắc chứng béo phì, trong khi một nửa số trẻ dưới 5 tuổi, chủ yếu tại nông thôn, bị suy dinh dưỡng.
Đây là kết quả cuộc khảo sát do Cơ quan Giáo dục thể chất (Edu Sport), thực hiện trên 4.000 thanh thiếu niên tại 15 thành phố của nước này, công bố ngày 27/8.
Các số liệu trên phản ánh thực tế rằng, khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng nới rộng trong xã hội Ấn Độ, khi số dân thuộc tầng lớp trung lưu tại các thành phố lớn ngày càng tăng, trong khi vẫn có tới hàng trăm triệu người tại các khu vực vùng sâu vùng xa, nông thôn hẻo lánh vẫn phải “chạy ăn” từng bữa.
Trong một tuyên bố, bà Saumil Majmudar, đồng sáng lập Edu Sports nói: “Chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát này để xác định rõ mức chênh lệch về giáo dục thể chất cho trẻ em ngày nay.”
Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFG), Ấn Độ đang đẩy mạnh chiến lược nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho người dân để giải quyết tình trạng hơn một nửa trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
Còn các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chứng béo phì ở trẻ em thành phố bắt nguồn từ thực trạng thiếu trang thiết bị thể dục và việc thay đổi thói quen ăn uống, cụ thể là trẻ em ngày nay có xu hướng “nghiện” đồ ăn nhanh, những sản phẩm có hàm lượng chất béo và đường cao./.
Đây là kết quả cuộc khảo sát do Cơ quan Giáo dục thể chất (Edu Sport), thực hiện trên 4.000 thanh thiếu niên tại 15 thành phố của nước này, công bố ngày 27/8.
Các số liệu trên phản ánh thực tế rằng, khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng nới rộng trong xã hội Ấn Độ, khi số dân thuộc tầng lớp trung lưu tại các thành phố lớn ngày càng tăng, trong khi vẫn có tới hàng trăm triệu người tại các khu vực vùng sâu vùng xa, nông thôn hẻo lánh vẫn phải “chạy ăn” từng bữa.
Trong một tuyên bố, bà Saumil Majmudar, đồng sáng lập Edu Sports nói: “Chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát này để xác định rõ mức chênh lệch về giáo dục thể chất cho trẻ em ngày nay.”
Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFG), Ấn Độ đang đẩy mạnh chiến lược nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho người dân để giải quyết tình trạng hơn một nửa trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
Còn các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chứng béo phì ở trẻ em thành phố bắt nguồn từ thực trạng thiếu trang thiết bị thể dục và việc thay đổi thói quen ăn uống, cụ thể là trẻ em ngày nay có xu hướng “nghiện” đồ ăn nhanh, những sản phẩm có hàm lượng chất béo và đường cao./.
Thảo Nguyên (Vietnam+)