Ngày 7/9, ba đảng thiên hữu ở Hà Lan, từng hủy các cuộc đàm phán về thành lập chính phủ mới sau tổng tuyển cử, tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán với lý do đã loại bỏ được trở ngại lớn trong tiến trình thành lập chính phủ liên hiệp.
Đảng vì Tự do và Dân chủ (VVD), đảng Hành động Dân chủ Cơ đốc giáo (CDA) và đảng Tự do (PVV) cho biết họ muốn mở lại các cuộc đàm phán về thành lập chính phủ liên hiệp sau khi ông Ab Klink, người đứng đầu nhóm chống đối trong CDA, rút khỏi Quốc hội.
Ông Clinh là người đã ngăn cản CDA ký thỏa thuận thành lập chính phủ với PVV do bất đồng quan điểm với đảng này về vấn đề người Hồi giáo, dẫn đến việc Chủ tịch PVV Geert Wilders rút khỏi bàn đàm phán ngày 4/9 vừa qua.
Theo ông Wilders, quyết định rút khỏi Quốc hội của ông Klink đã loại bỏ trở ngại lớn để nối lại đàm phán.
Tuyên bố của ba đảng nói trên được đưa ra sau khi Quốc hội Hà Lan bắt đầu thảo luận thất bại trong tiến trình đàm phán thành lập chính phủ mới, và Nữ hoàng Beatrix đã tham vấn các chính khách ở Hà Lan nhằm tìm kiếm sự ủng hộ chính trị rộng lớn hơn để giải quyết bế tắc hiện nay.
Trong khi đó, Đảng Lao động, về nhì trong cuộc tổng tuyển cử mới đây, nhưng không thành công trong nỗ lực liên danh thành lập chính phủ với CDA và VVD, kêu gọi thành lập chính phủ liên hiệp với sự tham gia của nhiều chính đảng hơn.
Hà Lan không có chính phủ trong nhiều tháng qua sau khi chính phủ tiền nhiệm sụp đổ ngày 20/2 vừa qua vì tranh cãi xung quanh vấn đề rút quân đội nước này khỏi Afghanistan.
Các nhà quan sát nhận định trong bối cảnh các cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên hiệp trước đó giữa CDA, VVD và đảng Lao động thất bại vì kế hoạch thắt chặt chi tiêu nhà nước, Hà Lan không có cơ hội thành lập được chính phủ mới trước ngày 21/9, thời điểm chính phủ tạm quyền công bố dự thảo ngân sách năm 2011.
Theo một cuộc thăm dò dư luận ở Hà Lan công bố ngày 5/9 vừa qua, dù chính phủ thiên hữu hay thiên tả được thành lập ở Hà Lan cũng không nhận được sự ủng hộ của phần đông dân chúng nước này.
Trong lịch sử Hà Lan, các chính đảng thường phải mất gần 3 tháng mới thành lập được chính phủ mới sau tổng tuyển cử. Tiến trình thành lập chính phủ mới kéo dài nhất là vào năm 1977, khi CDA mất gần 7 tháng mới thành lập được chính phủ liên hiệp với VVD./.
Đảng vì Tự do và Dân chủ (VVD), đảng Hành động Dân chủ Cơ đốc giáo (CDA) và đảng Tự do (PVV) cho biết họ muốn mở lại các cuộc đàm phán về thành lập chính phủ liên hiệp sau khi ông Ab Klink, người đứng đầu nhóm chống đối trong CDA, rút khỏi Quốc hội.
Ông Clinh là người đã ngăn cản CDA ký thỏa thuận thành lập chính phủ với PVV do bất đồng quan điểm với đảng này về vấn đề người Hồi giáo, dẫn đến việc Chủ tịch PVV Geert Wilders rút khỏi bàn đàm phán ngày 4/9 vừa qua.
Theo ông Wilders, quyết định rút khỏi Quốc hội của ông Klink đã loại bỏ trở ngại lớn để nối lại đàm phán.
Tuyên bố của ba đảng nói trên được đưa ra sau khi Quốc hội Hà Lan bắt đầu thảo luận thất bại trong tiến trình đàm phán thành lập chính phủ mới, và Nữ hoàng Beatrix đã tham vấn các chính khách ở Hà Lan nhằm tìm kiếm sự ủng hộ chính trị rộng lớn hơn để giải quyết bế tắc hiện nay.
Trong khi đó, Đảng Lao động, về nhì trong cuộc tổng tuyển cử mới đây, nhưng không thành công trong nỗ lực liên danh thành lập chính phủ với CDA và VVD, kêu gọi thành lập chính phủ liên hiệp với sự tham gia của nhiều chính đảng hơn.
Hà Lan không có chính phủ trong nhiều tháng qua sau khi chính phủ tiền nhiệm sụp đổ ngày 20/2 vừa qua vì tranh cãi xung quanh vấn đề rút quân đội nước này khỏi Afghanistan.
Các nhà quan sát nhận định trong bối cảnh các cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên hiệp trước đó giữa CDA, VVD và đảng Lao động thất bại vì kế hoạch thắt chặt chi tiêu nhà nước, Hà Lan không có cơ hội thành lập được chính phủ mới trước ngày 21/9, thời điểm chính phủ tạm quyền công bố dự thảo ngân sách năm 2011.
Theo một cuộc thăm dò dư luận ở Hà Lan công bố ngày 5/9 vừa qua, dù chính phủ thiên hữu hay thiên tả được thành lập ở Hà Lan cũng không nhận được sự ủng hộ của phần đông dân chúng nước này.
Trong lịch sử Hà Lan, các chính đảng thường phải mất gần 3 tháng mới thành lập được chính phủ mới sau tổng tuyển cử. Tiến trình thành lập chính phủ mới kéo dài nhất là vào năm 1977, khi CDA mất gần 7 tháng mới thành lập được chính phủ liên hiệp với VVD./.
(TTXVN/Vienam+)