Theo ông Lamy, thách thức đầu tiên là quá trình dịch chuyển trọng tâm quyền lựcvà ảnh hưởng kinh tế trong nền kinh tế toàn cầu cũng như tác động của sự dịchchuyển này đối với sự hợp tác và lãnh đạo toàn cầu.
Động lực của các nền kinh tế mới nổi trong nhiều năm qua đã cho thấy, các nềnkinh tế này ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế thế giới và chiphối ngày càng lớn hoạt động kinh tế thế giới. Hậu quả của quá trình dịch chuyểnnày cần thời gian để điều chỉnh cả về chính trị lẫn tổ chức.
Các quan hệ mới và mô hình lãnh đạo mới đang nổi lên, trong khi chủ nghĩa đaphương trải qua thời kỳ khó khăn không chỉ trong thương mại, mà cả về biến đổikhí hậu, quy chế tài chính và phối hợp kinh tế vĩ mô.
Các nước đang bị thử thách về xác định và thực hiện các chiến lược chung để phảnứng lại các thách thức toàn cầu mới. Thách thức căn bản nhất là xử lý thay đổinày song vẫn tránh được nguy cơ xung đột.
Thách thức thứ hai là công nghệ và chi phí vận tải được hậu thuẫn của các chínhsách đầu tư và buôn bán tự do đã làm thay đổi các cơ cấu sản xuất. Thị phần buônbán quốc tế liên quan đến dây chuyền cung ứng toàn cầu ngày càng tăng, trong đócác thành phần sản phẩm được sản xuất xuyên biên giới ở nhiều địa chỉ khác nhau.
Thách thức thứ ba là sự bùng nổ của chủ nghĩa khu vực và tác động của nó đến cácthoả thuận thương mại đa phương. Hơn 300 hiệp định thương mại ưu đãi đã có hiệulực trên thế giới.
Xử lý các nguồn gây khó khăn tiềm tàng này trong quan hệ thương mại quốc tế ngàycàng trở thành thách thức quan trọng đối với WTO. Các tình huống luôn thay đổivà điều quan trọng là các thể chế như WTO cần phải liên tục thích nghi với thựctế mới./.