Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cườngkhẳng định: Mạng lưới y tế cơ sở với 561 bệnh viện huyện, 686 phòng khámđa khoa khu vực, 11.112 trạm y tế xã và 96.534 nhân viên y tế thôn bảnbao phủ rộng khắp cả nước, đang đảm trách việc cung cấp các dịch vụ y tếcơ bản, tối cần thiết cho người dân. 73% (gần 3/4) tổng số lượt khámchữa bệnh được thực hiện tại tuyến huyện và xã; các hoạt động y tế dựphòng và nâng cao sức khỏe được thực hiện chủ yếu tại tuyến y tế cơ sở.
Như vậy, y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sứckhoẻ nói chung và đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới mụctiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Tuy nhiên, thời gianqua, hoạt động của y tế cơ sở còn nhiều khó khăn cần giải quyết như chưađáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, chất lượng khám chữabệnh tuyến cơ sở còn hạn chế; người dân chưa tin tưởng vào dịch vụ củatuyến xã và tuyến huyện dẫn đến tình trạng vượt tuyến... Chính vì vậy,hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi, làm rõ các vấn đề khó khăn, bất cậptrong thực trạng chăm sóc sức khoẻ ban đầu và hoạt động y tế cơ sở ởViệt Nam; phân tích các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằmtăng cường và củng cố y tế cơ sở...
Tiến sỹ Trần Thị Mai Oanh,Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết theo báo cáo về thực trạng ytế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam cho thấy 43,7% cánbộ y tế cơ sở có kiến thức về điều trị tiêu chảy, 17,3% có kiến thức vềsơ cấp cứu chống độc, 44,6% chẩn đoán được bệnh hô hấp ở trẻ em, 16,9%biết các dấu hiệu nguy hiểm ở phụ nữ mang thai...
Tại các trạm y tế chỉcó 30% số thuốc thuộc nhóm thuốc cho hoạt động chăm sóc sức khỏe banđầu; 26,5% trạm y tế xã chưa được cấp đủ kinh phí cho hoạt động thườngxuyên; thiếu cơ chế gắn kết và phối hợp hoạt động giữa lĩnh vực y tế dựphòng và điều trị.../.