Bộ tứ nghệ sỹ nổi tiếng gồm nghệ sỹ violin người Nhật Bản Matsuda Lina; nghệ sỹ cello người Hà Lan Harriet Krijgh; nghệ sỹ piano người Pháp Kim Barbier và nhạc trưởng người Mỹ Dorian Wilson sẽ có hai đêm biểu diễn tại Việt Nam.
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cho biết bốn nghệ sỹ nổi danh của làng âm nhạc cổ điển thế giới sẽ cùng các nghệ sỹ Việt Nam biểu diễn "Bản giao hưởng số 8" của nhạc sỹ thiên tài Beethoven tại Nhà hát lớn Hà Nội vào tối 13-14/10 tới.
Đây là chương trình tiếp theo trong dự án biểu diễn toàn bộ các tác phẩm âm nhạc của Beethoven ở Việt Nam do Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam thực hiện.
Cùng với "Bản giao hưởng số 8" của Beethoven, các nghệ sỹ còn trình diễn bản concerto dành cho piano, violin và cello cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của Dorian Wilson.
Nhạc trưởng người Mỹ Dorian Wilson, một trong số những người có nhiều giải thưởng quốc tế nhất trong lĩnh vực chỉ huy, cũng là người được coi là một hiện tượng tại Nga những năm thập niên 90.
Ông đã từng làm việc với hầu hết các dàn nhạc lớn nhất trên thế giới và đã chỉ huy hơn 120 dàn nhạc trên khắp các châu lục.
Nghệ sỹ violin người Nhật Bản, Matsuda Lina đã đoạt được nhiều giải thưởng âm nhạc danh giá nhất tại Nhật Bản, cô đã để lại ấn tượng tuyệt vời trong chương trình biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam vào tháng 10 năm 2010.
Nghệ sỹ piano đến từ Pháp, Kim Barbier, là người đang dành được nhiều uy tín tại nhiều nơi trên thế giới, cùng với các dàn nhạc tên tuổi nhất.
Nữ nghệ sỹ cello trẻ tuổi người Hà Lan, Harriet Krijgh, hiện đang rất thành công tại Áo. Cô là nghệ sỹ đang được các hãng thu âm tại Đức và Áo dành sự quan tâm đặc biệt.
Cây đàn biểu diễn của Harriet Krijgh được Hendrik Jacobs sản xuất tại Amsterdam năm 1690 do Quỹ âm nhạc Quốc gia Hà Lan cho mượn.
"Bản giao hưởng số 8" là tác phẩm ngắn nhất trong số các sáng tác giao hưởng của Beethoven với thể thức trọn vẹn của một sáng tác giao hưởng cổ điển thế kỷ 18, do đó nó còn được gọi là “Bản giao hưởng nhỏ.”
"Bản giao hưởng số 8" được sáng tác cùng thời điểm với "Bản giao hưởng số 7." Mặc dù đây là bản giao hưởng không cầu kỳ nhưng nó vẫn được coi là một kiệt tác, mở đường cho các nhà soạn nhạc trường phái lãng mạn tiếp cận, phát triển thể loại này.
Tác phẩm được công diễn lần đầu tiên vào ngày 27/2/1814 trên sân khấu nhà hát Vienna (Áo) trong sự chào đón nồng nhiệt của khán giả.
Concerto cho đàn piano, violin và cello, giọng Đô trưởng, Op. 56 là tác phẩm tiêu biểu, đặc trưng cho giai đoạn sáng tác thứ ba trong sự nghiệp viết nhạc của Beethoven.
Đây là tác phẩm độc đáo, hiếm có trong âm nhạc bởi lẽ đây là bản concerto viết riêng cho nhóm tam tấu cùng dàn nhạc.../.
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cho biết bốn nghệ sỹ nổi danh của làng âm nhạc cổ điển thế giới sẽ cùng các nghệ sỹ Việt Nam biểu diễn "Bản giao hưởng số 8" của nhạc sỹ thiên tài Beethoven tại Nhà hát lớn Hà Nội vào tối 13-14/10 tới.
Đây là chương trình tiếp theo trong dự án biểu diễn toàn bộ các tác phẩm âm nhạc của Beethoven ở Việt Nam do Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam thực hiện.
Cùng với "Bản giao hưởng số 8" của Beethoven, các nghệ sỹ còn trình diễn bản concerto dành cho piano, violin và cello cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của Dorian Wilson.
Nhạc trưởng người Mỹ Dorian Wilson, một trong số những người có nhiều giải thưởng quốc tế nhất trong lĩnh vực chỉ huy, cũng là người được coi là một hiện tượng tại Nga những năm thập niên 90.
Ông đã từng làm việc với hầu hết các dàn nhạc lớn nhất trên thế giới và đã chỉ huy hơn 120 dàn nhạc trên khắp các châu lục.
Nghệ sỹ violin người Nhật Bản, Matsuda Lina đã đoạt được nhiều giải thưởng âm nhạc danh giá nhất tại Nhật Bản, cô đã để lại ấn tượng tuyệt vời trong chương trình biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam vào tháng 10 năm 2010.
Nghệ sỹ piano đến từ Pháp, Kim Barbier, là người đang dành được nhiều uy tín tại nhiều nơi trên thế giới, cùng với các dàn nhạc tên tuổi nhất.
Nữ nghệ sỹ cello trẻ tuổi người Hà Lan, Harriet Krijgh, hiện đang rất thành công tại Áo. Cô là nghệ sỹ đang được các hãng thu âm tại Đức và Áo dành sự quan tâm đặc biệt.
Cây đàn biểu diễn của Harriet Krijgh được Hendrik Jacobs sản xuất tại Amsterdam năm 1690 do Quỹ âm nhạc Quốc gia Hà Lan cho mượn.
"Bản giao hưởng số 8" là tác phẩm ngắn nhất trong số các sáng tác giao hưởng của Beethoven với thể thức trọn vẹn của một sáng tác giao hưởng cổ điển thế kỷ 18, do đó nó còn được gọi là “Bản giao hưởng nhỏ.”
"Bản giao hưởng số 8" được sáng tác cùng thời điểm với "Bản giao hưởng số 7." Mặc dù đây là bản giao hưởng không cầu kỳ nhưng nó vẫn được coi là một kiệt tác, mở đường cho các nhà soạn nhạc trường phái lãng mạn tiếp cận, phát triển thể loại này.
Tác phẩm được công diễn lần đầu tiên vào ngày 27/2/1814 trên sân khấu nhà hát Vienna (Áo) trong sự chào đón nồng nhiệt của khán giả.
Concerto cho đàn piano, violin và cello, giọng Đô trưởng, Op. 56 là tác phẩm tiêu biểu, đặc trưng cho giai đoạn sáng tác thứ ba trong sự nghiệp viết nhạc của Beethoven.
Đây là tác phẩm độc đáo, hiếm có trong âm nhạc bởi lẽ đây là bản concerto viết riêng cho nhóm tam tấu cùng dàn nhạc.../.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)