Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), nhằm thực hiện mục tiêu giảm 5% tai nạn giao thông đường sắt ở cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm trước, Tổng Công ty đưa ra năm giải pháp sẽ thực hiện trong năm nay.
Theo đó, trong năm nay, Tổng Công ty phấn đấu không để xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng do chủ quan, giảm 10% tai nạn nghiêm trọng, ít nghiêm trọng và sự cố chạy tàu do chủ quan gây ra so với năm 2010.
Tổng Công ty sẽ thực hiện có hiệu quả các công trình, dự án đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt là các dự án thuộc giai đoạn II về thực hiện kế hoạch 1856 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đảm bảo đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, ngành ưu tiên xây dựng đường gom, hàng rào hộ lan, hàng rào bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt; xây dựng các nút giao thông lập thể tại các vị trí đường sắt Quốc gia giao cắt với quốc lộ, tỉnh lộ; từng bước đóng các lối đi dân sinh bất hợp pháp để giảm dần số lượng giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty tổ chức cảnh giới tại các lối đi dân sinh và các điểm đen về an toàn giao thông đường sắt vào các dịp vận tải cao điểm, lễ, Tết. Vận động các tổ chức, cá nhân tự tháo dỡ các công trình lấn chiếm, xây dựng trái phép trong phạm vi chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt, giải phóng tầm nhìn tại các đường ngang.
Thực hiện việc xã hội hóa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt như đẩy mạnh các phong trào "Em yêu đường sắt quê em," phong trào "Thanh niên tình nguyện cảnh giới đường ngang"...
Trước mắt, ngành sẽ tập trung đảm bảo an toàn trong chiến dịch vận tải Tết Tân Mão.
Theo thống kê của Tổng công ty, năm 2010, toàn ngành đã xảy ra hơn 450 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm hơn 210 người chết và hơn 280 người bị thương. Con số này cho thấy tỷ lệ tai nạn giao thông đường sắt đã giảm khoảng 24% so với năm 2009.
Do tai nạn giao thông và các sự cố chạy tàu nên trong năm 2010, số giờ tàu bị chậm là 2.320 giờ, làm thiệt hại 36 đầu máy, 25 toa xe và hơn 180 ôtô, xe máy.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đạt Tường, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty, an toàn giao thông đường sắt năm qua cơ bản được giữ vững, ba tiêu chí đều giảm; đặc biệt là số người bị thương giảm hơn 30% so với năm 2009.
Tai nạn xảy ra chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, nhất là ở khu vực tiếp giáp đường bộ, khu vực đường ngang, đường dân sinh cắt với đường sắt./.
Theo đó, trong năm nay, Tổng Công ty phấn đấu không để xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng do chủ quan, giảm 10% tai nạn nghiêm trọng, ít nghiêm trọng và sự cố chạy tàu do chủ quan gây ra so với năm 2010.
Tổng Công ty sẽ thực hiện có hiệu quả các công trình, dự án đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt là các dự án thuộc giai đoạn II về thực hiện kế hoạch 1856 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đảm bảo đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, ngành ưu tiên xây dựng đường gom, hàng rào hộ lan, hàng rào bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt; xây dựng các nút giao thông lập thể tại các vị trí đường sắt Quốc gia giao cắt với quốc lộ, tỉnh lộ; từng bước đóng các lối đi dân sinh bất hợp pháp để giảm dần số lượng giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty tổ chức cảnh giới tại các lối đi dân sinh và các điểm đen về an toàn giao thông đường sắt vào các dịp vận tải cao điểm, lễ, Tết. Vận động các tổ chức, cá nhân tự tháo dỡ các công trình lấn chiếm, xây dựng trái phép trong phạm vi chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt, giải phóng tầm nhìn tại các đường ngang.
Thực hiện việc xã hội hóa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt như đẩy mạnh các phong trào "Em yêu đường sắt quê em," phong trào "Thanh niên tình nguyện cảnh giới đường ngang"...
Trước mắt, ngành sẽ tập trung đảm bảo an toàn trong chiến dịch vận tải Tết Tân Mão.
Theo thống kê của Tổng công ty, năm 2010, toàn ngành đã xảy ra hơn 450 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm hơn 210 người chết và hơn 280 người bị thương. Con số này cho thấy tỷ lệ tai nạn giao thông đường sắt đã giảm khoảng 24% so với năm 2009.
Do tai nạn giao thông và các sự cố chạy tàu nên trong năm 2010, số giờ tàu bị chậm là 2.320 giờ, làm thiệt hại 36 đầu máy, 25 toa xe và hơn 180 ôtô, xe máy.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đạt Tường, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty, an toàn giao thông đường sắt năm qua cơ bản được giữ vững, ba tiêu chí đều giảm; đặc biệt là số người bị thương giảm hơn 30% so với năm 2009.
Tai nạn xảy ra chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, nhất là ở khu vực tiếp giáp đường bộ, khu vực đường ngang, đường dân sinh cắt với đường sắt./.
Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)