Ngày 23/5, theo thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF), Liên minh vì sự an toàn của trẻ em (TASC) phối hợp với Văn phòng nghiên cứu của UNICEF đã thực hiện nghiên cứu đuối nước ở trẻ em tại bốn quốc gia là Bangladesh, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan, cùng với hai tỉnh, thành phố của Trung Quốc là thành phố Bắc Kinh và tỉnh Giang Tây.
Nghiên cứu chỉ ra rằng tại các quốc gia kể trên, cứ bốn trẻ em tử vong (1 đến 4 tuổi) thì có một trẻ bị tử vong do nguyên nhân đuối nước. Con số này cao hơn số trẻ em tử vong do sởi, bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu và lao kết hợp lại.
Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em dưới 5 tuổi ngang bằng với tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân khác gây ra cho trẻ cùng độ tuổi. Trong khi đó, chi phí phòng chống đuối nước ở trẻ em không hề đắt hơn so với các can thiệp phòng chống các bệnh kể trên.
Để ứng phó với tỷ lệ đuối nước ngày càng tăng, trong những năm qua, UNICEF đã hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động phòng chống đuối nước trẻ em bao gồm xây dựng và thực hiện các chính sách an toàn giao thông đường thủy, nâng cao nhận thức về nguy cơ đuối nước và các biện pháp phòng chống hiệu quả; sửa sang nâng cấp nhà cửa và môi trường nhằm giảm thiểu nguy cơ đuối nước, đặc biệt cho trẻ em và quan trọng hơn cả là dạy bơi cho trẻ em.
Nhận định về các giải pháp của Việt Nam trong công tác phòng chống đuối nước ở trẻ em, bà Lotta Sylwander, đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết Chính phủ và nhiều tổ chức xã hội ở Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng của phòng chống đuối nước và việc cần phải tăng cường hơn nữa các nỗ lực phòng chống đuối nước.
Chính phủ đã xây dựng Chương trình Quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích 2011-2015, trong đó một phần quan trọng liên quan đến việc phòng chống đuối nước trẻ em. Tháng 4/2012, Chính phủ cũng công bố Kế hoạch liên ngành trong việc phòng chống đuối nước trong cùng thời kỳ.
Nghiên cứu đuối nước ở trẻ em cho thấy đuối nước không phải là một nguyên nhân gây tử vong mới, mà nó chỉ không được coi như một vấn đề sức khỏe quan trọng trong các phương pháp tính toán, đánh giá.
Các số liệu trước đây chủ yếu dựa vào các con số báo cáo từ các bệnh viện và các cơ sở y tế khác. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em chết do đuối nước không được đưa đến cơ sở y tế vì tử vong xảy ra tức thời, hoặc do các cơ sở y tế nằm quá xa cộng đồng... Do vậy, con số tử vong do đuối nước được báo cáo thấp hơn so với thực tế.
"Các chính phủ và cơ quan phát triển có thể làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ các can thiệp phòng chống đuối nước thông qua việc nhân rộng chương trình giáo dục mầm non, nhà trẻ và tăng cường lồng ghép vào các chương trình phòng chống rủi ro thiên tai, giáo dục và y tế công hiện có, cùng với việc cải thiện công tác lập bản đồ tỷ lệ đuối nước thực tế," báo cáo đề xuất./.
Nghiên cứu chỉ ra rằng tại các quốc gia kể trên, cứ bốn trẻ em tử vong (1 đến 4 tuổi) thì có một trẻ bị tử vong do nguyên nhân đuối nước. Con số này cao hơn số trẻ em tử vong do sởi, bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu và lao kết hợp lại.
Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em dưới 5 tuổi ngang bằng với tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân khác gây ra cho trẻ cùng độ tuổi. Trong khi đó, chi phí phòng chống đuối nước ở trẻ em không hề đắt hơn so với các can thiệp phòng chống các bệnh kể trên.
Để ứng phó với tỷ lệ đuối nước ngày càng tăng, trong những năm qua, UNICEF đã hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động phòng chống đuối nước trẻ em bao gồm xây dựng và thực hiện các chính sách an toàn giao thông đường thủy, nâng cao nhận thức về nguy cơ đuối nước và các biện pháp phòng chống hiệu quả; sửa sang nâng cấp nhà cửa và môi trường nhằm giảm thiểu nguy cơ đuối nước, đặc biệt cho trẻ em và quan trọng hơn cả là dạy bơi cho trẻ em.
Nhận định về các giải pháp của Việt Nam trong công tác phòng chống đuối nước ở trẻ em, bà Lotta Sylwander, đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết Chính phủ và nhiều tổ chức xã hội ở Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng của phòng chống đuối nước và việc cần phải tăng cường hơn nữa các nỗ lực phòng chống đuối nước.
Chính phủ đã xây dựng Chương trình Quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích 2011-2015, trong đó một phần quan trọng liên quan đến việc phòng chống đuối nước trẻ em. Tháng 4/2012, Chính phủ cũng công bố Kế hoạch liên ngành trong việc phòng chống đuối nước trong cùng thời kỳ.
Nghiên cứu đuối nước ở trẻ em cho thấy đuối nước không phải là một nguyên nhân gây tử vong mới, mà nó chỉ không được coi như một vấn đề sức khỏe quan trọng trong các phương pháp tính toán, đánh giá.
Các số liệu trước đây chủ yếu dựa vào các con số báo cáo từ các bệnh viện và các cơ sở y tế khác. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em chết do đuối nước không được đưa đến cơ sở y tế vì tử vong xảy ra tức thời, hoặc do các cơ sở y tế nằm quá xa cộng đồng... Do vậy, con số tử vong do đuối nước được báo cáo thấp hơn so với thực tế.
"Các chính phủ và cơ quan phát triển có thể làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ các can thiệp phòng chống đuối nước thông qua việc nhân rộng chương trình giáo dục mầm non, nhà trẻ và tăng cường lồng ghép vào các chương trình phòng chống rủi ro thiên tai, giáo dục và y tế công hiện có, cùng với việc cải thiện công tác lập bản đồ tỷ lệ đuối nước thực tế," báo cáo đề xuất./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)