Ngày 28/11, hàng nghìn công nhân ở Bangladesh đã tiếp tục cuộc biểu tình kéo sang ngày thứ ba sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn tồi tệ nhất ở một nhà máy dệt may của nước này.
Ít nhất 5.000 công nhân đã rời bỏ công việc, tham gia biểu tình với gạch đá và gậy ở khu công nghiệp Ashulia, bên ngoài thủ đô Dhaka.
Ông Faruq Ahmed, một quan chức cảnh sát cấp cao, cho biết: "Những người biểu tình đòi công lý cho các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn và bắt giữ chủ nhà máy dệt may Tazreen."
[Bangladesh: Cháy xưởng may, 121 người thiệt mạng]
Trong vụ hỏa hoạn cuối tuần qua ở nhà máy dệt may tại Ashulia, ít nhất 110 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Để xoa dịu tình hình, cảnh sát đã bắt giữ ba quản lý của nhà máy, đồng thời nhanh chóng đưa ra những cáo buộc với những người này.
Tuy nhiên, tình hình hiện khá phức tạp khi các công nhân cho rằng công lý vẫn chưa được thực thi. Khoảng 100 nhà máy đã tuyên bố sẽ nghỉ việc để tham gia biểu tình, tạo ra lo ngại về một cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp đất nước Bangladesh.
Trong khi đó, những người sống sót trong vụ hỏa hoạn nêu trên cho biết họ đã phải tìm rất nhiều cách để thoát ra ngoài vì điều kiện làm việc trong nhà máy không tốt.
Chính phủ Bangladesh hiện đã cử hai nhóm điều tra để sớm đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ hỏa hoạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp dệt may của nước này./.
Ít nhất 5.000 công nhân đã rời bỏ công việc, tham gia biểu tình với gạch đá và gậy ở khu công nghiệp Ashulia, bên ngoài thủ đô Dhaka.
Ông Faruq Ahmed, một quan chức cảnh sát cấp cao, cho biết: "Những người biểu tình đòi công lý cho các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn và bắt giữ chủ nhà máy dệt may Tazreen."
[Bangladesh: Cháy xưởng may, 121 người thiệt mạng]
Trong vụ hỏa hoạn cuối tuần qua ở nhà máy dệt may tại Ashulia, ít nhất 110 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Để xoa dịu tình hình, cảnh sát đã bắt giữ ba quản lý của nhà máy, đồng thời nhanh chóng đưa ra những cáo buộc với những người này.
Tuy nhiên, tình hình hiện khá phức tạp khi các công nhân cho rằng công lý vẫn chưa được thực thi. Khoảng 100 nhà máy đã tuyên bố sẽ nghỉ việc để tham gia biểu tình, tạo ra lo ngại về một cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp đất nước Bangladesh.
Trong khi đó, những người sống sót trong vụ hỏa hoạn nêu trên cho biết họ đã phải tìm rất nhiều cách để thoát ra ngoài vì điều kiện làm việc trong nhà máy không tốt.
Chính phủ Bangladesh hiện đã cử hai nhóm điều tra để sớm đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ hỏa hoạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp dệt may của nước này./.
Trà My (Vietnam+)