Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hậu Giang: năm 2011, toàn tỉnh có 49.069 ha lúa có khả năng bị ảnh hưởng hạn, mặn; trong đó, có 14.755ha ở giai đoạn thu hoạch vào cuối tháng 4 và 34.431ha thu hoạch vào giữa tháng 4.
Đặc biệt nặng nhất là 3.500ha lúa Xuân hè ở các xã Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A của huyện Long Mỹ đang trong giai đoạn đẻ nhánh, nếu mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng cũng như năng suất sau thu hoạch.
Hiện mực nước trên các sông rạch xuống rất thấp, do đó nước mặn đang lấn sâu vào nhiều tuyến kênh với nồng độ tăng lên mỗi ngày. Nồng độ mặn đo được tại các xã Lương Tâm, Lương Nghĩa của huyện Long Mỹ từ 2,5 đến 3%o và tại cống kênh lầu thuộc xã Hỏa Tiến của Thành phố Vị Thanh là 2,2%o, cao hơn tuần trước 1%o.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, giải pháp chủ yếu hiện nay là: Ở khu vực trạm bơm, khẩn trương nạo vét kênh dẫn, sửa chữa cống điều tiết, hệ thống bờ bao để bơm nước tưới kịp thời.
Đối với khu vực ngoài trạm bơm, cần huy động tất cả các loại hình bơm từ hợp tác xã, tổ chức liên kết sản xuất, tổ bơm nước theo nhóm, máy bơm cá thể để chuẩn bị bơm tưới cứu lúa.
Tỉnh triển khai nạo vét các trục kênh tạo nguồn cấp 2, cấp 3 và các kênh nội đồng để có đủ nước cho dân bơm tưới lúa, hoa màu, cây ăn trái, phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Chi cục Thủy lợi sẽ xây dựng bản đồ hiện trạng và dự báo xâm nhập mặn của tỉnh thật chi tiết, đồng thời xây dựng mạng lưới đo mặn trên địa bàn, triển khai công tác đo mặn xâm nhập trong suốt mùa khô 2011.
Các huyện, thị xã, thành phố có mặn xâm nhập cần theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến mặn và có kế hoạch ứng phó; kiểm tra và tiến hành sửa chữa nâng cấp ngay hệ thống bờ bao, cống đập để ngăn không cho mặn tràn vào đồng. Riêng các đập thời vụ phải được triển khai đắp ngay vào thời điểm ngành khuyến cáo là mặn có dấu hiệu xâm nhập vào địa bàn tỉnh...
Theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ đắp khoảng 165 đập thời vụ, tập trung chủ yếu ở huyện Vị Thủy 87 đập, Long Mỹ 50 đập, thành phố Vị Thanh 28 đập trong tháng 2.
Ngoài ra, khi nước mặn tràn về sẽ tiến hành đóng các cống thuộc Tiểu dự án Ô Môn - Xà No để đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ sản xuất cho nông dân./.
Đặc biệt nặng nhất là 3.500ha lúa Xuân hè ở các xã Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A của huyện Long Mỹ đang trong giai đoạn đẻ nhánh, nếu mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng cũng như năng suất sau thu hoạch.
Hiện mực nước trên các sông rạch xuống rất thấp, do đó nước mặn đang lấn sâu vào nhiều tuyến kênh với nồng độ tăng lên mỗi ngày. Nồng độ mặn đo được tại các xã Lương Tâm, Lương Nghĩa của huyện Long Mỹ từ 2,5 đến 3%o và tại cống kênh lầu thuộc xã Hỏa Tiến của Thành phố Vị Thanh là 2,2%o, cao hơn tuần trước 1%o.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, giải pháp chủ yếu hiện nay là: Ở khu vực trạm bơm, khẩn trương nạo vét kênh dẫn, sửa chữa cống điều tiết, hệ thống bờ bao để bơm nước tưới kịp thời.
Đối với khu vực ngoài trạm bơm, cần huy động tất cả các loại hình bơm từ hợp tác xã, tổ chức liên kết sản xuất, tổ bơm nước theo nhóm, máy bơm cá thể để chuẩn bị bơm tưới cứu lúa.
Tỉnh triển khai nạo vét các trục kênh tạo nguồn cấp 2, cấp 3 và các kênh nội đồng để có đủ nước cho dân bơm tưới lúa, hoa màu, cây ăn trái, phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Chi cục Thủy lợi sẽ xây dựng bản đồ hiện trạng và dự báo xâm nhập mặn của tỉnh thật chi tiết, đồng thời xây dựng mạng lưới đo mặn trên địa bàn, triển khai công tác đo mặn xâm nhập trong suốt mùa khô 2011.
Các huyện, thị xã, thành phố có mặn xâm nhập cần theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến mặn và có kế hoạch ứng phó; kiểm tra và tiến hành sửa chữa nâng cấp ngay hệ thống bờ bao, cống đập để ngăn không cho mặn tràn vào đồng. Riêng các đập thời vụ phải được triển khai đắp ngay vào thời điểm ngành khuyến cáo là mặn có dấu hiệu xâm nhập vào địa bàn tỉnh...
Theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ đắp khoảng 165 đập thời vụ, tập trung chủ yếu ở huyện Vị Thủy 87 đập, Long Mỹ 50 đập, thành phố Vị Thanh 28 đập trong tháng 2.
Ngoài ra, khi nước mặn tràn về sẽ tiến hành đóng các cống thuộc Tiểu dự án Ô Môn - Xà No để đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ sản xuất cho nông dân./.
Ngọc Thiện (TTXVN/Vietnam+)