Ngày 25/5, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Thông tư quy định về thời hạn chuyển tiếp đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là 6 tháng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.
Trong thời hạn chuyển tiếp này, hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng được tiếp tục thực hiện bình thường như thời gian vừa qua, các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng hoàn tất thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định. Sau thời hạn chuyển tiếp, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép mua, bán vàng miếng với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Hoạt động sản xuất vàng miếng của các đơn vị đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép sản xuất vàng miếng chấm dứt theo đúng quy định của Nghị định 24.
Các loại vàng miếng bao gồm: Vàng miếng SJC và vàng miếng có nhãn mác của các đơn vị khác đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép sản xuất vàng miếng trước đây thuộc quyền sở hữu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ, được mua, bán bình thường trên thị trường. Và sau thời hạn chuyển tiếp sẽ chỉ được mua, bán thông qua các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ thời hạn chuyển tiếp là 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành.
Trong thời hạn trên, các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng, trang sức mỹ nghệ tại Ngân hàng Nhà nước; các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, Thông tư quy định chi tiết điều kiện cấp phép Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ; doanh nghiệp tạm nhập vàng nguyên liệu, tái xuất sản phẩm có hợp đồng gia công vàng trang sức mỹ nghệ với nước ngoài; doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng tại Việt Nam.
Các nội dung khác như hoạt động mang vàng khi xuất, nhập cảnh của cá nhân; hoạt động mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước sẽ được hướng dẫn bằng văn bản riêng.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/7/2012./.
Thông tư quy định về thời hạn chuyển tiếp đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là 6 tháng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.
Trong thời hạn chuyển tiếp này, hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng được tiếp tục thực hiện bình thường như thời gian vừa qua, các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng hoàn tất thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định. Sau thời hạn chuyển tiếp, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép mua, bán vàng miếng với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Hoạt động sản xuất vàng miếng của các đơn vị đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép sản xuất vàng miếng chấm dứt theo đúng quy định của Nghị định 24.
Các loại vàng miếng bao gồm: Vàng miếng SJC và vàng miếng có nhãn mác của các đơn vị khác đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép sản xuất vàng miếng trước đây thuộc quyền sở hữu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ, được mua, bán bình thường trên thị trường. Và sau thời hạn chuyển tiếp sẽ chỉ được mua, bán thông qua các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ thời hạn chuyển tiếp là 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành.
Trong thời hạn trên, các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng, trang sức mỹ nghệ tại Ngân hàng Nhà nước; các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, Thông tư quy định chi tiết điều kiện cấp phép Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ; doanh nghiệp tạm nhập vàng nguyên liệu, tái xuất sản phẩm có hợp đồng gia công vàng trang sức mỹ nghệ với nước ngoài; doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng tại Việt Nam.
Các nội dung khác như hoạt động mang vàng khi xuất, nhập cảnh của cá nhân; hoạt động mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước sẽ được hướng dẫn bằng văn bản riêng.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/7/2012./.
Minh Thúy (Vietnam+)