Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà Kinh tế (The Economist) mới đây nhận định năm 2012 là một năm đầy thách thức đối với các nền kinh tế châu Á, chủ yếu do tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại và nhiều nguy cơ địa chính trị nổi lên.
EIU đưa ra sáu vấn đề kinh tế và chính trị được cho là sẽ chi phối tình hình tại châu Á trong năm 2012 như sau:
Thứ nhất là tác động của việc nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, châu Á sẽ khó đạt được mức tăng trưởng dự báo 6,4% trong năm 2012 do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và tốc độ phục hồi ì ạch của nền kinh tế Mỹ.
Nếu kinh tế toàn cầu rơi trở lại vào suy thoái, châu Á sẽ chịu tác động nghiêm trọng. Nhiều nước có thể tung ra các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ khiến tình trạng mất cân bằng kinh tế gia tăng.
Thứ hai là chính sách kinh tế của Trung Quốc, triển vọng kinh tế của châu Á trong năm 2012 phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này nhiều khả năng sẽ thực hiện các biện pháp nhằm kích thích kinh tế và bù vào những tổn thất do xuất khẩu giảm, song không dám mạnh tay do lo ngại lạm phát và giá cả tăng cao.
Hiện mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2012 là 8,2%.
Thứ ba là việc chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ bắt đầu chuyển giao lãnh đạo cấp cao vào cuối năm 2012 và sự thay đổi lãnh đạo này sẽ tác động nhiều tới đời sống kinh tế thế giới.
Thứ tư là tình hình chính trị tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sau cái chết của Nhà lãnh đạo Kim Jong-il.
Thứ năm là những bất đồng về chủ quyền lãnh hải
Thứ sáu là các cuộc bầu cử tại châu Á trong năm 2012, như tổng tuyển cử ở Hàn Quốc, bầu cử Quốc hội Malaysia..../.
EIU đưa ra sáu vấn đề kinh tế và chính trị được cho là sẽ chi phối tình hình tại châu Á trong năm 2012 như sau:
Thứ nhất là tác động của việc nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, châu Á sẽ khó đạt được mức tăng trưởng dự báo 6,4% trong năm 2012 do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và tốc độ phục hồi ì ạch của nền kinh tế Mỹ.
Nếu kinh tế toàn cầu rơi trở lại vào suy thoái, châu Á sẽ chịu tác động nghiêm trọng. Nhiều nước có thể tung ra các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ khiến tình trạng mất cân bằng kinh tế gia tăng.
Thứ hai là chính sách kinh tế của Trung Quốc, triển vọng kinh tế của châu Á trong năm 2012 phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này nhiều khả năng sẽ thực hiện các biện pháp nhằm kích thích kinh tế và bù vào những tổn thất do xuất khẩu giảm, song không dám mạnh tay do lo ngại lạm phát và giá cả tăng cao.
Hiện mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2012 là 8,2%.
Thứ ba là việc chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ bắt đầu chuyển giao lãnh đạo cấp cao vào cuối năm 2012 và sự thay đổi lãnh đạo này sẽ tác động nhiều tới đời sống kinh tế thế giới.
Thứ tư là tình hình chính trị tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sau cái chết của Nhà lãnh đạo Kim Jong-il.
Thứ năm là những bất đồng về chủ quyền lãnh hải
Thứ sáu là các cuộc bầu cử tại châu Á trong năm 2012, như tổng tuyển cử ở Hàn Quốc, bầu cử Quốc hội Malaysia..../.
(TTXVN/Vietnam+)