Hiện có trên 68% bệnh nhân xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1 nằm trong độ tuổi dưới 20 và người mắc bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu để điều trị cúm.
Tiến sỹ-bác sỹ Nguyễn Thị Minh Phượng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết như vậy tại Hội thảo khoa học “Bệnh lây qua đường hô hấp và cúm A/H1N1” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7/4.
Tại hội thảo, các bác sỹ khuyến cáo tất cả mọi người nếu phát hiện một trong các biểu hiện như khó thở, đau ngực, co giật hoặc lừ đừ, nôn ói nhiều không uống được, sốt kéo dài hơn ba ngày không thuyên giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt, bệnh giảm bớt nhưng sau đó trở nặng, cần đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện tại địa phương khám bệnh.
Bác sỹ Minh Phượng cho biết, người mắc bệnh cúm A/H1N1 đang có chiều hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành tại Việt Nam, cụ thể vừa qua đã phát hiện một số ổ dịch cúm A/H1N1 ở 2 tỉnh Bến Tre và Bình Phước.
Theo bác sỹ Phượng, Thông tư 48/2010/TTBYT của Bộ Y tế mới ban hành; trong đó đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong việc khai báo dịch bệnh cho y tế thôn, bản, trạm y tế, phòng khám chuyên khoa tư nhân… sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch. Bên cạnh đó, các bệnh lây qua đường hô hấp như bệnh thủy đậu, bệnh sởi, rubella đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Tại hội thảo, các chuyên gia y tế, bác sỹ cho biết, trước đây bệnh rubella chỉ ghi nhận tại các tỉnh phía Nam nhưng từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 bệnh đã xuất hiện liên tiếp tại các tỉnh, thành phía Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5.
Bệnh sởi thường bùng phát vào những mùa khô, nhiều nhất ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Vì thế, người dân cần được trang bị đầy đủ kiến thức để phòng tránh bệnh./.
Tiến sỹ-bác sỹ Nguyễn Thị Minh Phượng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết như vậy tại Hội thảo khoa học “Bệnh lây qua đường hô hấp và cúm A/H1N1” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7/4.
Tại hội thảo, các bác sỹ khuyến cáo tất cả mọi người nếu phát hiện một trong các biểu hiện như khó thở, đau ngực, co giật hoặc lừ đừ, nôn ói nhiều không uống được, sốt kéo dài hơn ba ngày không thuyên giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt, bệnh giảm bớt nhưng sau đó trở nặng, cần đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện tại địa phương khám bệnh.
Bác sỹ Minh Phượng cho biết, người mắc bệnh cúm A/H1N1 đang có chiều hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành tại Việt Nam, cụ thể vừa qua đã phát hiện một số ổ dịch cúm A/H1N1 ở 2 tỉnh Bến Tre và Bình Phước.
Theo bác sỹ Phượng, Thông tư 48/2010/TTBYT của Bộ Y tế mới ban hành; trong đó đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong việc khai báo dịch bệnh cho y tế thôn, bản, trạm y tế, phòng khám chuyên khoa tư nhân… sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch. Bên cạnh đó, các bệnh lây qua đường hô hấp như bệnh thủy đậu, bệnh sởi, rubella đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Tại hội thảo, các chuyên gia y tế, bác sỹ cho biết, trước đây bệnh rubella chỉ ghi nhận tại các tỉnh phía Nam nhưng từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 bệnh đã xuất hiện liên tiếp tại các tỉnh, thành phía Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5.
Bệnh sởi thường bùng phát vào những mùa khô, nhiều nhất ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Vì thế, người dân cần được trang bị đầy đủ kiến thức để phòng tránh bệnh./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)