Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có hơn 45.000 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (chiếm 24% số hộ nông nghiệp), trong đó có gần 20.000 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.
Mức thu nhập của các hộ sản xuất kinh doanh giỏi bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm/hộ (đã trừ các khoản chi phí), đặc biệt có gần 700 hộ có mức thu nhập cao từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng từ trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài việc làm giàu chính đáng cho gia đình, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi còn tích cực góp phần giúp đỡ cộng đồng cùng làm ăn trên tinh thần tương thân tương ái, hàng năm đã giúp hơn 20.000 hộ có việc làm ổn định, trên 7.200 hộ thoát nghèo bền vững.
Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa bàn Gia Lai đang ngày càng phát triển mạnh, không chỉ ở những vùng có điều kiện "thiên thời địa lợi", mà ngay cả ở những vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh.
Đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với từng vùng khí hậu và thổ nhưỡng được coi là một trong những yếu tố quyết định, giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế có hiệu quả và bền vững.
Các địa phương nằm ở phía Tây của tỉnh tập trung nhân rộng cây càphê, hồ tiêu, cao su, VAC, kinh doanh tổng hợp, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản. Còn các địa phương nằm ở phía Đông tỉnh thì phát triển cây điều, mía, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, chăn nuôi bò và trồng rừng nguyên liệu. Một số mô hình mới đang được áp dụng có hiệu quả như nuôi nhím, lợn rừng, trồng các loại hoa và rau an toàn.
Theo đó, Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn và mở rộng vốn tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện đã có 2.500 hộ được vay vốn với tổng dư nợ hơn 1.100 tỷ đồng, nguồn vốn vay đã phát huy hiệu quả rõ rệt và được coi là "bà đỡ" của nông dân trong quá trình phát triển kinh tế.
Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở Gia Lai không chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, mà nâng lên thành các trang trại ngày càng nhiều. Hiện toàn tỉnh có đến hơn 2.300 trang trại, trong đó trang trại trồng trọt chiếm tới hơn 90%, số còn lại là các trang trại chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và trang trại tổng hợp. Nhiều hộ nông dân có trang trại từ 7-10ha đất canh tác, chuyên trồng các loại cây kinh tế hàng hóa, giá trị thu nhập hàng năm rất cao.
Điển hình như gia đình bà Đinh Hmei, người dân tộc J'rai ở làng Nhang (xã Kơ Ning, huyện Konchoro) có 7ha đất đưa vào trồng sắn cao sản và bắp lai, bình quân mỗi năm cho thu nhập 250 triệu đồng (đã trừ chi phí). Cá biệt có hộ bà Huỳnh Thị Tuyết Lan ở phường Yên Thế (Pleiku) đầu tư mở rộng mô hình phát triển chăn nuôi lợn thịt và làm dịch vụ kinh doanh thức ăn gia súc, riêng năm 2011 có mức lãi ròng 5,6 tỷ đồng./.
Mức thu nhập của các hộ sản xuất kinh doanh giỏi bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm/hộ (đã trừ các khoản chi phí), đặc biệt có gần 700 hộ có mức thu nhập cao từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng từ trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài việc làm giàu chính đáng cho gia đình, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi còn tích cực góp phần giúp đỡ cộng đồng cùng làm ăn trên tinh thần tương thân tương ái, hàng năm đã giúp hơn 20.000 hộ có việc làm ổn định, trên 7.200 hộ thoát nghèo bền vững.
Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa bàn Gia Lai đang ngày càng phát triển mạnh, không chỉ ở những vùng có điều kiện "thiên thời địa lợi", mà ngay cả ở những vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh.
Đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với từng vùng khí hậu và thổ nhưỡng được coi là một trong những yếu tố quyết định, giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế có hiệu quả và bền vững.
Các địa phương nằm ở phía Tây của tỉnh tập trung nhân rộng cây càphê, hồ tiêu, cao su, VAC, kinh doanh tổng hợp, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản. Còn các địa phương nằm ở phía Đông tỉnh thì phát triển cây điều, mía, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, chăn nuôi bò và trồng rừng nguyên liệu. Một số mô hình mới đang được áp dụng có hiệu quả như nuôi nhím, lợn rừng, trồng các loại hoa và rau an toàn.
Theo đó, Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn và mở rộng vốn tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện đã có 2.500 hộ được vay vốn với tổng dư nợ hơn 1.100 tỷ đồng, nguồn vốn vay đã phát huy hiệu quả rõ rệt và được coi là "bà đỡ" của nông dân trong quá trình phát triển kinh tế.
Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở Gia Lai không chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, mà nâng lên thành các trang trại ngày càng nhiều. Hiện toàn tỉnh có đến hơn 2.300 trang trại, trong đó trang trại trồng trọt chiếm tới hơn 90%, số còn lại là các trang trại chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và trang trại tổng hợp. Nhiều hộ nông dân có trang trại từ 7-10ha đất canh tác, chuyên trồng các loại cây kinh tế hàng hóa, giá trị thu nhập hàng năm rất cao.
Điển hình như gia đình bà Đinh Hmei, người dân tộc J'rai ở làng Nhang (xã Kơ Ning, huyện Konchoro) có 7ha đất đưa vào trồng sắn cao sản và bắp lai, bình quân mỗi năm cho thu nhập 250 triệu đồng (đã trừ chi phí). Cá biệt có hộ bà Huỳnh Thị Tuyết Lan ở phường Yên Thế (Pleiku) đầu tư mở rộng mô hình phát triển chăn nuôi lợn thịt và làm dịch vụ kinh doanh thức ăn gia súc, riêng năm 2011 có mức lãi ròng 5,6 tỷ đồng./.
Văn Thông (TTXVN)