Thống kê của Bộ Tài chính cho hay, tính đến đầu tháng 5/2012, cả nước đã có 83 tập đoàn, tổng công ty và 4 ngân hàng đăng ký tiết kiệm với tổng số tiền lên tới hơn 13.000 tỷ đồng.
Theo đó, trong số 83 tập đoàn, tổng công ty cam kết tiêt giảm chi phí, số tiền tiết kiệm về chi phí quản lý là hơn 3.000 tỷ đồng, chiếm 24,7%; 75,3% còn lại là khoản tiết kiệm về các yếu tố chi phí khác (nguyên nhiên vật liệu, năng lượng…) tương đương hơn 9.418 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính đến thời điểm 9/5/2012, đã có 4 ngân hàng cam kết tiết giảm chi phí trong năm 2012 là Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV. Tổng số tiền 4 ngân hàng này cho biết sẽ tiết kiệm hơn 735 tỷ đồng.
Cũng theo Bộ Tài chính, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cũng có cam kết sẽ cắt giảm, tiết kiệm chi phí nhưng chưa đưa ra số tiền dự kiến tiết giảm.
Như vậy, tính đến hết ngày 9/5/2012, 83 tập đoàn, tổng công ty và 4 ngân hàng đăng ký tiết kiệm với tổng số tiền khoảng 13.242 tỷ đồng.
Trước đó, thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có công văn ngày 17/1/2012 đề nghị các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thực hiện đăng ký mức tiết giảm cụ thể với cơ quan chủ sở hữu (Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh).
Ngay sau đó, ngày 14/2, Bảo Việt là tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tiên đã ký cam kết thực hiện tiết giảm chi phí theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Tài chính. Thông báo từ Bảo Việt cho hay, trong năm 2012, tập đoàn này sẽ phấn đấu tiết giảm 145 tỷ đồng chi phí mà vẫn đảm bảo mức doanh thu như kế hoạch.
Tiếp đó, nhiều tập đoàn lớn khác như tập đoàn Dệt may (đăng ký 1.100 tỷ đồng), tập đoàn Điện lực Việt Nam (1.800 tỷ đồng), tập đoàn Phát triển Nhà và đô thị (125 tỷ đồng), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (105 tỷ đồng)... cũng đăng ký tiết giảm chi phí.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã có công văn số 1944/BTC-TCNH gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị chỉ đạo thực hiện việc tiết giảm 5-10% chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của các ngân hàng thương mại Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ./.
Theo đó, trong số 83 tập đoàn, tổng công ty cam kết tiêt giảm chi phí, số tiền tiết kiệm về chi phí quản lý là hơn 3.000 tỷ đồng, chiếm 24,7%; 75,3% còn lại là khoản tiết kiệm về các yếu tố chi phí khác (nguyên nhiên vật liệu, năng lượng…) tương đương hơn 9.418 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính đến thời điểm 9/5/2012, đã có 4 ngân hàng cam kết tiết giảm chi phí trong năm 2012 là Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV. Tổng số tiền 4 ngân hàng này cho biết sẽ tiết kiệm hơn 735 tỷ đồng.
Cũng theo Bộ Tài chính, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cũng có cam kết sẽ cắt giảm, tiết kiệm chi phí nhưng chưa đưa ra số tiền dự kiến tiết giảm.
Như vậy, tính đến hết ngày 9/5/2012, 83 tập đoàn, tổng công ty và 4 ngân hàng đăng ký tiết kiệm với tổng số tiền khoảng 13.242 tỷ đồng.
Trước đó, thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có công văn ngày 17/1/2012 đề nghị các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thực hiện đăng ký mức tiết giảm cụ thể với cơ quan chủ sở hữu (Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh).
Ngay sau đó, ngày 14/2, Bảo Việt là tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tiên đã ký cam kết thực hiện tiết giảm chi phí theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Tài chính. Thông báo từ Bảo Việt cho hay, trong năm 2012, tập đoàn này sẽ phấn đấu tiết giảm 145 tỷ đồng chi phí mà vẫn đảm bảo mức doanh thu như kế hoạch.
Tiếp đó, nhiều tập đoàn lớn khác như tập đoàn Dệt may (đăng ký 1.100 tỷ đồng), tập đoàn Điện lực Việt Nam (1.800 tỷ đồng), tập đoàn Phát triển Nhà và đô thị (125 tỷ đồng), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (105 tỷ đồng)... cũng đăng ký tiết giảm chi phí.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã có công văn số 1944/BTC-TCNH gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị chỉ đạo thực hiện việc tiết giảm 5-10% chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của các ngân hàng thương mại Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ./.
Xuân Dũng (Vietnam+)