Các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển tại châu Á cần thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm duy trì đà phục hồi sau "bão" tài chính của châu lục và củng cố nội lực của nền kinh tế đối phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Đó là tuyên bố của ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đưa ra ngày 4/11 tại một hội nghị diễn ra ở thủ đô Manila của Philippines về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với châu Á và các chính sách trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
Chủ tịch Kuroda nhấn mạnh trong bối cảnh các nền kinh tế châu Á đang trên đà phục hồi, các nước phải rút ra được những bài học sau cuộc khủng hoảng vừa qua và thiết lập nền tảng cho một hệ thống tài chính toàn cầu ổn định hơn.
Theo ông, các chính sách tài chính và tiền tệ phù hợp đã giúp kích cầu tiêu dùng trong nước và phần nào bù đắp được những thiếu hụt do suy giảm thương mại toàn cầu trong thời kỳ khủng hoảng lên tới đỉnh điểm.
Quan chức ADB nêu rõ các chính sách này đã cho phép các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng với tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 8,2% trong năm nay.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Kuroda, việc giảm dần các gói kích thích kinh tế kết hợp với các chính sách tài chính và tiền tệ thích hợp mới đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
Ông nhấn mạnh cuộc khủng hoảng vừa qua đã đặt ra các thách thức về chính sách đối với ngân hàng trung ương các nước. Để duy trì sự ổn định tài chính đòi hỏi các nước phải đồng thời sử dụng các công cụ vĩ mô và điều chỉnh hoạt động của ngân hàng trung ương như mở rộng khái niệm tài sản thế chấp, tăng kỳ hạn thanh toán các khoản vay dành cho ngân hàng thương mại, cải thiện tính thanh khoản...
Đây là lần thứ ba ADB tổ chức hội nghị quốc tế về chủ đề này, thu hút sự tham dự của các thống đốc ngân hàng, bộ trưởng tài chính và quan chức các nước đang phát triển ở châu Á./.
Đó là tuyên bố của ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đưa ra ngày 4/11 tại một hội nghị diễn ra ở thủ đô Manila của Philippines về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với châu Á và các chính sách trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
Chủ tịch Kuroda nhấn mạnh trong bối cảnh các nền kinh tế châu Á đang trên đà phục hồi, các nước phải rút ra được những bài học sau cuộc khủng hoảng vừa qua và thiết lập nền tảng cho một hệ thống tài chính toàn cầu ổn định hơn.
Theo ông, các chính sách tài chính và tiền tệ phù hợp đã giúp kích cầu tiêu dùng trong nước và phần nào bù đắp được những thiếu hụt do suy giảm thương mại toàn cầu trong thời kỳ khủng hoảng lên tới đỉnh điểm.
Quan chức ADB nêu rõ các chính sách này đã cho phép các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng với tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 8,2% trong năm nay.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Kuroda, việc giảm dần các gói kích thích kinh tế kết hợp với các chính sách tài chính và tiền tệ thích hợp mới đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
Ông nhấn mạnh cuộc khủng hoảng vừa qua đã đặt ra các thách thức về chính sách đối với ngân hàng trung ương các nước. Để duy trì sự ổn định tài chính đòi hỏi các nước phải đồng thời sử dụng các công cụ vĩ mô và điều chỉnh hoạt động của ngân hàng trung ương như mở rộng khái niệm tài sản thế chấp, tăng kỳ hạn thanh toán các khoản vay dành cho ngân hàng thương mại, cải thiện tính thanh khoản...
Đây là lần thứ ba ADB tổ chức hội nghị quốc tế về chủ đề này, thu hút sự tham dự của các thống đốc ngân hàng, bộ trưởng tài chính và quan chức các nước đang phát triển ở châu Á./.
(TTXVN/Vietnam+)