Ngày 27/8, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi tuyên bố nước này sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng nhằm bảo đảm lợi ích của người dân Ai Cập cũng như an ninh quốc gia.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters - cuộc trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế đầu tiên kể từ khi nhậm chức, ông Mohamed Morsi khẳng định: "Ai Cập hiện nay là một nhà nước dân sự, một nhà nước dân tộc, dân chủ, hiến định và hiện đại. Quan hệ quốc tế của Ai Cập với tất cả các nước sẽ cởi mở và dựa trên nguyên tắc cân bằng."
Theo Reuters, các phát biểu của ông Mohamed Morsi cũng thể hiện Ai Cập sẽ duy trì hiệp ước hòa bình với Israel, có cách tiếp cận mới trong vấn đề hạt nhân của Iran và kêu gọi các đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad giúp giải quyết cuộc khủng hoảng dai dẳng tại quốc gia này.
Trước đó, trong một nỗ lực gia tăng vai trò của Ai Cập trong các vấn đề khu vực, ông Mohamed Morsi đã kêu gọi đối thoại giữa Ai Cập, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran để tìm cách chấm dứt đổ máu ở Syria - sáng kiến được Iran và Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh. Quan điểm của ông Mohamed Morsi về vấn đề Syria là ông Assad nên ra đi, song ông phản đối mọi can thiệp quân sự từ bên ngoài dưới mọi hình thức.
Tổng thống Mohamed Morsi đưa ra tuyên bố trên trước thềm chuyến thăm Trung Quốc cấp nhà nước từ ngày 28-30/8. Chuyến thăm vừa mang nội dung chính trị, trong đó bao gồm việc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Syria, vừa mang nội dung kinh tế là tăng cường đầu tư của Trung Quốc vào Ai Cập.
Sau Trung Quốc, ông Mohamed Morsi sẽ tới Iran dự Hội nghị thượng đỉnh Phong trào Không liên kết (NAM). Chuyến đi này được nhận định có thể là một dấu hiệu thay đổi quan trọng trong khu vực. Đây sẽ là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Ai Cập tới Iran kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 tại Iran. Tiếp theo ông Mohamed Morsi sẽ đến Mỹ, nước đang tài trợ cho quân đội Ai Cập 1,3 tỷ USD/năm.
Tại một cuộc họp báo ở Cairo ngày 26/8, người phát ngôn của Tổng thống, ông Yasser Ali cho biết: "Việc Tổng thống Mohamed Morsi hướng tới châu Phi, các nước vùng Vịnh, Trung Quốc, và Iran là một bước đi trên con đường đối ngoại cân bằng", theo đó bảo đảm an ninh của Ai Cập thông qua củng cố quan hệ với các nước châu Phi, các nước Hồi giáo và các cường quốc kinh tế và chính trị trên thế giới.
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn Reuters, Tổng thống Mohamed Morsi cho biết sẽ không áp đặt các loại thuế mới hoặc phá giá đồng tiền của Ai Cập, mà sẽ dựa vào đầu tư, du lịch và xuất khẩu để vực dậy nền kinh tế quốc gia sau hơn 18 tháng bị tàn phá bởi rối loạn chính trị. Ông cũng loại trừ khả năng áp đặt thuế mới, ít nhất trong ngắn hạn.
Theo Tổng thống Mohamed Morsi, thách thức hiện nay đối với Ai Cập là tạo ra 700.000 việc làm mới mỗi năm, hướng tới đạt mức tăng trưởng 6%/năm trở lên. Tuần trước, chính phủ của ông Mohamed Morsi đã chính thức đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho vay 4,8 tỷ USD để lấp lỗ hổng tài chính trong ngân sách và cân bằng thu chi.
Trong ba tháng qua, Qatar, Arập Xêút và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (IDB) đã cam kết giúp Ai Cập hơn 5 tỷ USD, song số tiền này không được giải ngân dài hạn./.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters - cuộc trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế đầu tiên kể từ khi nhậm chức, ông Mohamed Morsi khẳng định: "Ai Cập hiện nay là một nhà nước dân sự, một nhà nước dân tộc, dân chủ, hiến định và hiện đại. Quan hệ quốc tế của Ai Cập với tất cả các nước sẽ cởi mở và dựa trên nguyên tắc cân bằng."
Theo Reuters, các phát biểu của ông Mohamed Morsi cũng thể hiện Ai Cập sẽ duy trì hiệp ước hòa bình với Israel, có cách tiếp cận mới trong vấn đề hạt nhân của Iran và kêu gọi các đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad giúp giải quyết cuộc khủng hoảng dai dẳng tại quốc gia này.
Trước đó, trong một nỗ lực gia tăng vai trò của Ai Cập trong các vấn đề khu vực, ông Mohamed Morsi đã kêu gọi đối thoại giữa Ai Cập, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran để tìm cách chấm dứt đổ máu ở Syria - sáng kiến được Iran và Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh. Quan điểm của ông Mohamed Morsi về vấn đề Syria là ông Assad nên ra đi, song ông phản đối mọi can thiệp quân sự từ bên ngoài dưới mọi hình thức.
Tổng thống Mohamed Morsi đưa ra tuyên bố trên trước thềm chuyến thăm Trung Quốc cấp nhà nước từ ngày 28-30/8. Chuyến thăm vừa mang nội dung chính trị, trong đó bao gồm việc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Syria, vừa mang nội dung kinh tế là tăng cường đầu tư của Trung Quốc vào Ai Cập.
Sau Trung Quốc, ông Mohamed Morsi sẽ tới Iran dự Hội nghị thượng đỉnh Phong trào Không liên kết (NAM). Chuyến đi này được nhận định có thể là một dấu hiệu thay đổi quan trọng trong khu vực. Đây sẽ là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Ai Cập tới Iran kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 tại Iran. Tiếp theo ông Mohamed Morsi sẽ đến Mỹ, nước đang tài trợ cho quân đội Ai Cập 1,3 tỷ USD/năm.
Tại một cuộc họp báo ở Cairo ngày 26/8, người phát ngôn của Tổng thống, ông Yasser Ali cho biết: "Việc Tổng thống Mohamed Morsi hướng tới châu Phi, các nước vùng Vịnh, Trung Quốc, và Iran là một bước đi trên con đường đối ngoại cân bằng", theo đó bảo đảm an ninh của Ai Cập thông qua củng cố quan hệ với các nước châu Phi, các nước Hồi giáo và các cường quốc kinh tế và chính trị trên thế giới.
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn Reuters, Tổng thống Mohamed Morsi cho biết sẽ không áp đặt các loại thuế mới hoặc phá giá đồng tiền của Ai Cập, mà sẽ dựa vào đầu tư, du lịch và xuất khẩu để vực dậy nền kinh tế quốc gia sau hơn 18 tháng bị tàn phá bởi rối loạn chính trị. Ông cũng loại trừ khả năng áp đặt thuế mới, ít nhất trong ngắn hạn.
Theo Tổng thống Mohamed Morsi, thách thức hiện nay đối với Ai Cập là tạo ra 700.000 việc làm mới mỗi năm, hướng tới đạt mức tăng trưởng 6%/năm trở lên. Tuần trước, chính phủ của ông Mohamed Morsi đã chính thức đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho vay 4,8 tỷ USD để lấp lỗ hổng tài chính trong ngân sách và cân bằng thu chi.
Trong ba tháng qua, Qatar, Arập Xêút và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (IDB) đã cam kết giúp Ai Cập hơn 5 tỷ USD, song số tiền này không được giải ngân dài hạn./.
(TTXVN)