Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập (CSA) ngày 26/12 thông báo, các nhà khảo cổ học Italy đã tìm thấy đồ gốm sứ thời Hy Lạp-La Mã cổ đại, trên đó có những ký tự thể hiện hoạt động tôn giáo vào thời kỳ đó.
Nhóm các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 150 mảnh gốm bể (gọi là ostraca) tại một di chỉ thời Hy Lap-La Mã cổ đại, cách hồ Qaroun 2km về phía Bắc, thuộc ốc đảo Fayoum, cách thủ đô 80km về phía Tây Nam.
Những mảnh gốm mang những ký tự là những chữ viết giản lược cổ Ai Cập, một dạng chữ tượng hình, được sử dụng trong những triều đại Vua Ai Cập cổ đại cuối cùng cho tới đầu thời kỳ La Mã.
Tiến sỹ Zahi Hawass, Chủ tịch CSA, nhấn mạnh, những di chỉ này đặc biệt có ích nhằm làm sáng tỏ những hoạt động tôn giáo và cuộc sống của người dân Ai Cập thời Hy Lạp-La Mã cổ đại.
Theo ông Mario Capasso, trưởng đoàn khảo cổ học trường đại học tổng hợp Salento, những mảnh gốm bể này lúc đầu nàm trong một kho được để ở sân của một ngôi đền thờ thần Soknopaios (thần cá sấu) và sau đó có thể được đưa ra ngoài trong một vụ đào trộm cổ vật vào thế kỷ 19.
CSA cho biết, khu đền thờ thần Soknopaios có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giúp các nhà khoa học hiểu xã hội thời Hy Lạp-La Mã cổ đại tại Ai Cập nhờ vào sự bảo tồn tuyệt vời và số lượng sách giấy cói cũng như những đồ vật có chữ hình tượng được tìm thấy tại đây.
Theo Tiến sỹ Zahi Hawass, khu đền thờ trước đây nằm trên trục thương mại lớn thuộc thế kỷ thứ nhất và hai sau Công nguyên./.
Nhóm các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 150 mảnh gốm bể (gọi là ostraca) tại một di chỉ thời Hy Lap-La Mã cổ đại, cách hồ Qaroun 2km về phía Bắc, thuộc ốc đảo Fayoum, cách thủ đô 80km về phía Tây Nam.
Những mảnh gốm mang những ký tự là những chữ viết giản lược cổ Ai Cập, một dạng chữ tượng hình, được sử dụng trong những triều đại Vua Ai Cập cổ đại cuối cùng cho tới đầu thời kỳ La Mã.
Tiến sỹ Zahi Hawass, Chủ tịch CSA, nhấn mạnh, những di chỉ này đặc biệt có ích nhằm làm sáng tỏ những hoạt động tôn giáo và cuộc sống của người dân Ai Cập thời Hy Lạp-La Mã cổ đại.
Theo ông Mario Capasso, trưởng đoàn khảo cổ học trường đại học tổng hợp Salento, những mảnh gốm bể này lúc đầu nàm trong một kho được để ở sân của một ngôi đền thờ thần Soknopaios (thần cá sấu) và sau đó có thể được đưa ra ngoài trong một vụ đào trộm cổ vật vào thế kỷ 19.
CSA cho biết, khu đền thờ thần Soknopaios có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giúp các nhà khoa học hiểu xã hội thời Hy Lạp-La Mã cổ đại tại Ai Cập nhờ vào sự bảo tồn tuyệt vời và số lượng sách giấy cói cũng như những đồ vật có chữ hình tượng được tìm thấy tại đây.
Theo Tiến sỹ Zahi Hawass, khu đền thờ trước đây nằm trên trục thương mại lớn thuộc thế kỷ thứ nhất và hai sau Công nguyên./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)