Quảng Ngãi vào mùa mưa cũng là bắt đầu nỗi lo của người dân và thầy trò thôn Nước Bao, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, bởi có hàng trăm em học sinh sẽ phải qua sông bằng bè tre tự tạo để đến trường.
Cảnh tượng qua sông Tang ở thôn Nước Bao khiến nhiều người phải ái ngại. Một sợi dây thừng chăng ngang mặt sông, nối với nhau bằng hai cây tre chôn ở hai bên bờ. Mọi người qua sông đứng trên một chiếc bè được đóng tạm bằng các thân tre, rồi lần theo đoạn dây thừng để sang bờ bên kia.
Ba thôn của xã Sơn Bao hiện có khoảng 230 hộ dân với trên 1.500 nhân khẩu, trong đó có hơn 240 học sinh trung học cơ sở, hàng ngày đều phải qua lại trên dòng sông Tang bằng chiếc bè này.
Chiếc bè này của gia đình ông Đinh Văn Bỉ, được đóng để chở người dân và học sinh qua sông từ năm 2010.
Ông Bỉ cho biết mỗi năm gia đình ông nộp cho Ủy ban Nhân dân xã Sơn Bao 25 triệu đồng. Gia đình ông chỉ thu phí qua sông với dân và miễn phí cho cán bộ và học sinh.
Những ngày thường, ông Bỉ thu 10.000 đồng/xe máy cho một lần qua sông, còn mùa lũ thì 50.000/xe/lần qua sông.
Vào mùa khô, quãng sông này chỉ rộng khoảng 40m, nhưng mưa lũ về, mực nước dâng cao, đoạn sông rộng hơn 100m nên phải có thuyền máy mới có thể qua sông.
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thích đi bè tre bởi bè tre vận chuyển được nhiều người và phương tiện hơn, dù cho không đảm bảo sự an toàn khi vượt sông.
Chia sẻ về những khó khăn của học sinh khi phải qua sông bằng chiếc bè tre tự tạo, thầy giáo Võ Văn Tùng, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Sơn Bao tâm sự: "Dẫu biết những ngày mưa lũ nguy hiểm, rất nhiều học sinh phải nghỉ học, nhưng hiện nay chúng tôi vẫn phải để các em đi về hàng ngày vì nhà trường chưa đủ phòng nội trú cho học sinh. Chúng tôi rất mong sớm có một cây cầu để đảm bảo cho học sinh và người dân qua sông được an toàn"./.
Cảnh tượng qua sông Tang ở thôn Nước Bao khiến nhiều người phải ái ngại. Một sợi dây thừng chăng ngang mặt sông, nối với nhau bằng hai cây tre chôn ở hai bên bờ. Mọi người qua sông đứng trên một chiếc bè được đóng tạm bằng các thân tre, rồi lần theo đoạn dây thừng để sang bờ bên kia.
Ba thôn của xã Sơn Bao hiện có khoảng 230 hộ dân với trên 1.500 nhân khẩu, trong đó có hơn 240 học sinh trung học cơ sở, hàng ngày đều phải qua lại trên dòng sông Tang bằng chiếc bè này.
Chiếc bè này của gia đình ông Đinh Văn Bỉ, được đóng để chở người dân và học sinh qua sông từ năm 2010.
Ông Bỉ cho biết mỗi năm gia đình ông nộp cho Ủy ban Nhân dân xã Sơn Bao 25 triệu đồng. Gia đình ông chỉ thu phí qua sông với dân và miễn phí cho cán bộ và học sinh.
Những ngày thường, ông Bỉ thu 10.000 đồng/xe máy cho một lần qua sông, còn mùa lũ thì 50.000/xe/lần qua sông.
Vào mùa khô, quãng sông này chỉ rộng khoảng 40m, nhưng mưa lũ về, mực nước dâng cao, đoạn sông rộng hơn 100m nên phải có thuyền máy mới có thể qua sông.
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thích đi bè tre bởi bè tre vận chuyển được nhiều người và phương tiện hơn, dù cho không đảm bảo sự an toàn khi vượt sông.
Chia sẻ về những khó khăn của học sinh khi phải qua sông bằng chiếc bè tre tự tạo, thầy giáo Võ Văn Tùng, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Sơn Bao tâm sự: "Dẫu biết những ngày mưa lũ nguy hiểm, rất nhiều học sinh phải nghỉ học, nhưng hiện nay chúng tôi vẫn phải để các em đi về hàng ngày vì nhà trường chưa đủ phòng nội trú cho học sinh. Chúng tôi rất mong sớm có một cây cầu để đảm bảo cho học sinh và người dân qua sông được an toàn"./.
Đinh Thị Hương (TTXVN/Vietnam+)