Bộ máy lãnh đạo hạt nhân của al-Qaeda đã bị tổn thương nghiêm trọng và gần như không thể tiến hành một cuộc tấn công nữa như vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở New York và Washington, Reuters dẫn lời các quan chức an ninh Mỹ và châu Âu.
Nhưng ngay cả khi mối đe dọa về những cuộc tấn công phối hợp hoàn chỉnh, gây thương vong lớn và tạo tiếng vang trên toàn cầu do al-Qaeda tổ chức ngày càng ít có khả năng xảy ra, những mỗi lo mới đang xuất hiện, bao gồm các nhóm bạo lực được tổ chức theo mạng lưới và những hành động khủng bố của “các con sói đơn độc.”
Al-Qaeda đang yếu đi
Các quan chức an ninh Mỹ ngày 8/9 cũng đã lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa chưa được xác nhận, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra liên quan đến Washington và New York ngay trước kỷ niệm 10 năm vụ 11/9.
Theo đó, thông tin tình báo thu thập được từ vụ đột kích tiêu diệt Osama bin Laden tháng 5 vừa rồi cho thấy nhà lãnh đạo al-Qaeda này vẫn mong muốn tổ chức các vụ tấn công nước Mỹ vào những dịp kỷ niệm vụ khủng bố năm 2001. Tuy nhiên, không rõ là có kế hoạch cụ thể gì không, hay tất cả chỉ dừng lại ở mong ước.
“Lãnh đạo chủ chốt của al-Qaeda chưa bao giờ yếu như bây giờ”, theo lời Roger Cressey, một quan chức chống khủng bố hàng đầu tại Nhà Trắng. Al-Qaeda là một mạng lưới vũ trang Hồi giáo trưởng thành từ những cuộc chiến do Bin Laden và các đồng chí của ông lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại sự chiếm đóng của quân Liên Xô ở Afghanistan vào những năm 1980, nhưng những tổn thất của Al Qaeda bây giờ vượt xa cái chết của Bin Laden dưới tay quân Mỹ tại Pakistan.
Cột mốc mới nhất là vào tháng trước khi các cuộc không kích của máy bay không người lái Mỹ tại Pakistan giết chết Atiyah abd al-Rahman, một người Libya mà các quan chức Mỹ cho là nhân vật số hai của al-Qaeda hiện giờ, sau người kế vị của Bin Laden, nhân vật người Ai Cập Ayman al-Zawahri.
Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cấp cao giấu tên nói tầm quan trọng trong việc tiêu diệt Rahman là không như Bin Laden, Rahman hoạt động mai danh ẩn tích, trốn tránh sự truy lùng của phương tây, nhưng vẫn bị tìm ra và tiêu diệt.
Khổng trống do quyền lực đang lung lay của al-Qaeda hiện đang được lấp đầy bởi những tổ chức “nhượng quyền” kiểu al-Qaeda, các chi nhánh tự lập theo kiểu Bin Laden, theo lời các quan chức.
“Phong trào này đã trở thành một lý tưởng chung lấy al-Qaeda làm hình mẫu, quyền lực tập trung kiểu cũ đã giảm đi, nhưng những cá nhân và nhóm độc lập đang tiếp tục tham gia vào cuộc jihad toàn cầu của họ, như một con rắn bảy đầu, chặt đầu này lại mọc ra đầu khác, trong thần thoại Hy Lạp”, theo lời Juan Zarate, cố vấn chống khủng bố của cựu tổng thống Mỹ Goerge W. Bush.
Những kẻ tuyên truyền và giải thích cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan mà al-Qaeda theo đuổi cũng đã tăng cường sự hiện diện trên internet để truyền bá cho lý tưởng và kêu gọi những kẻ tham gia.
Những con sói đơn độc
Một diễn tiến đáng lo ngại khác là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tay súng hoạt động một mình, những con sói đơn độc hầu như không thể kiểm soát với thuốc nổ làm tại nhà, súng bán tự động và những kế hoạch khủng bố tự biên tự diễn. Điều này làm giảm nguy cơ có các cuộc khủng bố gây thương vong lớn, nhưng lại tăng mối đe dọa những cuộc tấn công nhỏ lẻ rất khó phát hiện và đề phòng.
“Những cuộc tấn công trong tương lai nhắm vào nước Mỹ sẽ ít phực tạp hơn, tổ chức kém hơn, ít khả năng thành công hơn và ít gây thương vong hơn, nhưng sẽ tăng về số lượng”, tướng về hưu Michael Hayden, từng lãnh đạo Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan an ninh quốc gia (NSA), dự báo.
Bruce Riedel, một nhà phân tích từng làm việc cho CIA và cơ quan chống khủng bố của Tổng thống Barack Obama, đồng ý với nhận xét đó. Ông cho rằng các cuộc tấn công của Al Qaeda trong tương lai có thể “chỉ do một cá nhân thực hiện, được huấn kỹ càng cho một nhiệm vụ làm tổn thương nước Mỹ”, như trường hợp Faisal Shahzad.
Shahzad là một công dân Mỹ sinh ở Pakistan. Qua tiếp xúc với internet, Shahzad có cảm tình với chủ nghĩa hủng bố và đã được chiêu mộ tham gia tập huấn tại Pakistan. Năm ngoái, hắn trở về New York định tiến hành một vụ đánh bom xe ở quảng trường Times, nhưng thất bại.
Tuy nhiên, khả năng huấn luyện của Al Qaeda bây giờ không còn được như trước những vụ tấn công năm 2001 nữa, mà chỉ giới hạn trong các trại huấn luyện quy mô nhỏ ở những vùng núi non hiểm trở, được các bộ tộc địa phương tại Pakistan và Afghanistan che chở.
Thất bại của Shahzad khá điển hình. Hắn chỉ được huấn luyện một, hai tuần với các phiến quân Al Qaeda tại tỉnh Bắc Waziristan, quả bom tự tạo của hắn không thể phát nổ và Shahzad bị bắt giữ ở phi trường JFK, New York khi đang tìm cách tẩu thoát.
Hiện giờ, các nhóm theo phong trào al-Qaeda ở Yemen (al-Qaeda trên bán đảo A-rập, hay AQAP) và bắc Phi (al-Qaeda ở vùng Maghreb Hồi giáo) được coi là những đơn vị “nhượng quyền” được tổ chức tốt nhất theo mạng lưới nguyên gốc của Bin Laden. Tại Somalia có nhóm Shabaab, chuyên tuyển mộ người Somalia ở Mỹ và có liên hệ với nhóm ở Yemen, cũng là một mối quan ngại đáng kể.
Thầy tư tế Hồi giáo người Mỹ
Tham vọng của AQAP gây quan ngại đặc biệt với chính quyền Mỹ vì vai trò của Anwar al-Awlaki, một thầy tư tế Hồi giáo sinh tại Hoa Kỳ mà các quan chức Mỹ cho là đã lôi kéo rất nhiều người ở Mỹ và các nước phương tây thông qua những bài viết bằng tiếng Anh đăng trên Internet, đặc biệt là những người trẻ tuổi theo Hồi giáo.
Nidal Malik Hasan, thiếu tá quân y Hoa Kỳ bị kết tội giết chết 12 người trong vụ xả súng ở căn cứ quân sự Fort Hood, Texas hồi năm 2009, là một người hâm mộ của Awlaki và là một người cầu nguyện qua e-mail dưới sự hướng dẫn của Awlaki.
Các điều tra viên nói “những con sói đơn độc” này đôi khi tự trở thành các phần tử cực đoan mà không cần liên hệ trực tiếp với những kẻ khủng bố khác và do đó, rất khó có thể phát hiện./.
Nhưng ngay cả khi mối đe dọa về những cuộc tấn công phối hợp hoàn chỉnh, gây thương vong lớn và tạo tiếng vang trên toàn cầu do al-Qaeda tổ chức ngày càng ít có khả năng xảy ra, những mỗi lo mới đang xuất hiện, bao gồm các nhóm bạo lực được tổ chức theo mạng lưới và những hành động khủng bố của “các con sói đơn độc.”
Al-Qaeda đang yếu đi
Các quan chức an ninh Mỹ ngày 8/9 cũng đã lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa chưa được xác nhận, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra liên quan đến Washington và New York ngay trước kỷ niệm 10 năm vụ 11/9.
Theo đó, thông tin tình báo thu thập được từ vụ đột kích tiêu diệt Osama bin Laden tháng 5 vừa rồi cho thấy nhà lãnh đạo al-Qaeda này vẫn mong muốn tổ chức các vụ tấn công nước Mỹ vào những dịp kỷ niệm vụ khủng bố năm 2001. Tuy nhiên, không rõ là có kế hoạch cụ thể gì không, hay tất cả chỉ dừng lại ở mong ước.
“Lãnh đạo chủ chốt của al-Qaeda chưa bao giờ yếu như bây giờ”, theo lời Roger Cressey, một quan chức chống khủng bố hàng đầu tại Nhà Trắng. Al-Qaeda là một mạng lưới vũ trang Hồi giáo trưởng thành từ những cuộc chiến do Bin Laden và các đồng chí của ông lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại sự chiếm đóng của quân Liên Xô ở Afghanistan vào những năm 1980, nhưng những tổn thất của Al Qaeda bây giờ vượt xa cái chết của Bin Laden dưới tay quân Mỹ tại Pakistan.
Cột mốc mới nhất là vào tháng trước khi các cuộc không kích của máy bay không người lái Mỹ tại Pakistan giết chết Atiyah abd al-Rahman, một người Libya mà các quan chức Mỹ cho là nhân vật số hai của al-Qaeda hiện giờ, sau người kế vị của Bin Laden, nhân vật người Ai Cập Ayman al-Zawahri.
Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cấp cao giấu tên nói tầm quan trọng trong việc tiêu diệt Rahman là không như Bin Laden, Rahman hoạt động mai danh ẩn tích, trốn tránh sự truy lùng của phương tây, nhưng vẫn bị tìm ra và tiêu diệt.
Khổng trống do quyền lực đang lung lay của al-Qaeda hiện đang được lấp đầy bởi những tổ chức “nhượng quyền” kiểu al-Qaeda, các chi nhánh tự lập theo kiểu Bin Laden, theo lời các quan chức.
“Phong trào này đã trở thành một lý tưởng chung lấy al-Qaeda làm hình mẫu, quyền lực tập trung kiểu cũ đã giảm đi, nhưng những cá nhân và nhóm độc lập đang tiếp tục tham gia vào cuộc jihad toàn cầu của họ, như một con rắn bảy đầu, chặt đầu này lại mọc ra đầu khác, trong thần thoại Hy Lạp”, theo lời Juan Zarate, cố vấn chống khủng bố của cựu tổng thống Mỹ Goerge W. Bush.
Những kẻ tuyên truyền và giải thích cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan mà al-Qaeda theo đuổi cũng đã tăng cường sự hiện diện trên internet để truyền bá cho lý tưởng và kêu gọi những kẻ tham gia.
Những con sói đơn độc
Một diễn tiến đáng lo ngại khác là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tay súng hoạt động một mình, những con sói đơn độc hầu như không thể kiểm soát với thuốc nổ làm tại nhà, súng bán tự động và những kế hoạch khủng bố tự biên tự diễn. Điều này làm giảm nguy cơ có các cuộc khủng bố gây thương vong lớn, nhưng lại tăng mối đe dọa những cuộc tấn công nhỏ lẻ rất khó phát hiện và đề phòng.
“Những cuộc tấn công trong tương lai nhắm vào nước Mỹ sẽ ít phực tạp hơn, tổ chức kém hơn, ít khả năng thành công hơn và ít gây thương vong hơn, nhưng sẽ tăng về số lượng”, tướng về hưu Michael Hayden, từng lãnh đạo Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan an ninh quốc gia (NSA), dự báo.
Bruce Riedel, một nhà phân tích từng làm việc cho CIA và cơ quan chống khủng bố của Tổng thống Barack Obama, đồng ý với nhận xét đó. Ông cho rằng các cuộc tấn công của Al Qaeda trong tương lai có thể “chỉ do một cá nhân thực hiện, được huấn kỹ càng cho một nhiệm vụ làm tổn thương nước Mỹ”, như trường hợp Faisal Shahzad.
Shahzad là một công dân Mỹ sinh ở Pakistan. Qua tiếp xúc với internet, Shahzad có cảm tình với chủ nghĩa hủng bố và đã được chiêu mộ tham gia tập huấn tại Pakistan. Năm ngoái, hắn trở về New York định tiến hành một vụ đánh bom xe ở quảng trường Times, nhưng thất bại.
Tuy nhiên, khả năng huấn luyện của Al Qaeda bây giờ không còn được như trước những vụ tấn công năm 2001 nữa, mà chỉ giới hạn trong các trại huấn luyện quy mô nhỏ ở những vùng núi non hiểm trở, được các bộ tộc địa phương tại Pakistan và Afghanistan che chở.
Thất bại của Shahzad khá điển hình. Hắn chỉ được huấn luyện một, hai tuần với các phiến quân Al Qaeda tại tỉnh Bắc Waziristan, quả bom tự tạo của hắn không thể phát nổ và Shahzad bị bắt giữ ở phi trường JFK, New York khi đang tìm cách tẩu thoát.
Hiện giờ, các nhóm theo phong trào al-Qaeda ở Yemen (al-Qaeda trên bán đảo A-rập, hay AQAP) và bắc Phi (al-Qaeda ở vùng Maghreb Hồi giáo) được coi là những đơn vị “nhượng quyền” được tổ chức tốt nhất theo mạng lưới nguyên gốc của Bin Laden. Tại Somalia có nhóm Shabaab, chuyên tuyển mộ người Somalia ở Mỹ và có liên hệ với nhóm ở Yemen, cũng là một mối quan ngại đáng kể.
Thầy tư tế Hồi giáo người Mỹ
Tham vọng của AQAP gây quan ngại đặc biệt với chính quyền Mỹ vì vai trò của Anwar al-Awlaki, một thầy tư tế Hồi giáo sinh tại Hoa Kỳ mà các quan chức Mỹ cho là đã lôi kéo rất nhiều người ở Mỹ và các nước phương tây thông qua những bài viết bằng tiếng Anh đăng trên Internet, đặc biệt là những người trẻ tuổi theo Hồi giáo.
Nidal Malik Hasan, thiếu tá quân y Hoa Kỳ bị kết tội giết chết 12 người trong vụ xả súng ở căn cứ quân sự Fort Hood, Texas hồi năm 2009, là một người hâm mộ của Awlaki và là một người cầu nguyện qua e-mail dưới sự hướng dẫn của Awlaki.
Các điều tra viên nói “những con sói đơn độc” này đôi khi tự trở thành các phần tử cực đoan mà không cần liên hệ trực tiếp với những kẻ khủng bố khác và do đó, rất khó có thể phát hiện./.
Trần Trọng (Vietnam+)