Bàn chuyện di sản, cụ thể là những vốn cổ, giá trị truyền thống, có phải là đề tài được nghệ thuật đương đại Việt Nam quan tâm, nhiều họa sỹ, điêu khắc gia cho rằng “không.”
Trong khi đó, Vũ Nhật Tân-chàng nhạc sỹ tiên phong của dòng nhạc đương đại Việt Nam, một trong số ít người sắp đặt âm thanh đầu tiên và thành công ở Việt Nam, lại khẳng định riêng với âm nhạc là “có.” “Vị lạ của chàng quái” Anh từng được một bài báo trên tờ New York Times (ngày 2/8/2005) đánh giá cao về những ảnh hưởng trong đời sống âm nhạc đương đại Việt Nam. Giữa dòng chảy nhiều tiếp biến của âm nhạc nước nhà, Vũ Nhật Tân luôn nhận thấy một điều, từ các nghệ sỹ âm nhạc đương đại cho tới nghệ sỹ nhạc phổ thông và nhạc điện tử, tất cả đều coi di sản là vốn quý để tìm tòi, chắt lọc chất liệu cho những sáng tạo của mình. Anh cho rằng hầu hết đều ý thức khá rõ, cách tốt nhất để tự khẳng định bản thân, khẳng định tác phẩm và phong cách riêng là dựa trên nền tảng âm nhạc cổ truyền và truyền thống gốc dân tộc. Họ dựa vào đó để nghiên cứu và tìm những hướng mở mới. Ngay bản thân Vũ Nhật Tân, từ năm 2000 đã khiến người trong nghề và giới ngoại đạo phải “giật mình” khi anh công bố những tác phẩm thuộc dòng âm nhạc đương đại (mà ngày đó người ta còn chưa biết định nghĩa thế nào). Đó là một thứ “vị lạ” với những tiếng kim loại va đập, tiếng xe cộ trên đường phố ồn ào, tiếng rao, thậm chí cả tiếng miết bàn... Những âm thanh của đời thường ấy được “chàng quái” Vũ Nhật Tân thể hiện bằng chính các loại nhạc cụ truyền thống như kèn, sáo, nhị và tất cả những vật dụng sinh hoạt nào có thể tạo ra âm thanh. Thứ âm thanh có sức truyền cảm mãnh liệt đến mức nếu nghe, người ta dễ cảm thấy bứt rứt, ám ảnh. Chưa hết ngỡ ngàng với những tác phẩm này thì năm 2005, Vũ Nhật Tân lại mang đến cho công chúng “món” mới là “noise music” (âm nhạc tiếng ồn) mà anh góp nhặt từ những âm thanh, tiếng động có tiết tấu và giai điệu trong cuộc sống hỗn độn thường ngày, như tiếng máy bơm, máy khoan, máy dệt, tiếng xe hay tiếng người… Tiêu biểu trong giai đoạn này của anh phải kể đến “I love phở” (Tôi yêu phở) được sáng tác dựa trên việc thu những âm thanh trong các quán phở ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. “Mái nhà” hòa thuận Là người luôn trăn trở với việc phát huy những giá trị cổ truyền, trao đổi bên lề dự án "Đối thoại với đình làng" (Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã và đang thực hiện trong năm 2012-2013) nhạc sỹ, giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Vũ Nhật Tân nhận định, trong âm nhạc hiện đại ngày nay, các nhà soạn nhạc và nghệ sỹ trình diễn, ngoài sự lưu tâm và khai thác vốn nhạc cổ của dân tộc gốc của mình còn để ý tìm hiểu, lắng nghe và sử dụng những phần, những đường nét và âm hưởng của âm nhạc cổ truyền và truyền thống từ nhiều dân tộc khác nhau. Đôi khi họ cũng tổng hợp chúng lại, trộn với cái gốc truyền thống của mình và cùng với sáng tạo cá nhân để tạo nên tác phẩm mới, thậm chí một dòng nhạc mới.
World Music ("Âm nhạc Thế giới") là thí dụ điển hình cho xu hướng đó, đã hình thành từ hàng chục năm trước, hướng đến sự pha trộn âm nhạc giữa nhiều truyền thống và vùng miền khác nhau trên nền nhạc điện tử, bằng sáng tạo cá nhân tạo nên một thể loại, xu hướng trình diễn mới cũng như thói quen thưởng thức âm nhạc kiểu mới, trong đó cái lõi và gốc lấy từ chính âm nhạc cổ truyền và truyền thống, từ chính di sản âm nhạc của nhiều đời để lại. “Âm nhạc Đương đại và Thể nghiệm ngày nay thực tế chính là sự kết hợp giữa sáng tạo cá nhân và cái gốc cổ truyền/truyền thống, trong đó có ba hướng đi khá thú vị, một là sử dụng các nhạc cụ cổ truyền/truyền thống để tạo ra âm nhạc/âm thanh và tác phẩm mới, hai là sử dụng các nhạc cụ mới và nhạc cụ điện tử để tái tạo lại âm nhạc/âm thanh cổ truyền. Và hướng thứ ba nữa là kết hợp các phương cách nói trên, gồm nhạc cụ cổ truyền/truyền thống cùng với nhạc cụ mới và điện tử, sự sáng tạo cá nhân trên nền cổ truyền gốc, tất cả đã và đang tạo nên những định dạng tác phẩm và màu sắc âm nhạc khác biệt, mới lạ mà gốc lại rất truyền thống,” Vũ Nhật Tân cho biết. Trước đây từng có sự phân biệt giữa âm nhạc cổ truyền (di sản) và âm nhạc hiện đại/điện tử (phát triển mới). Trong quá khứ hai dòng âm nhạc này cũng từng “không thể hòa thuận dưới một mái nhà.” Nhưng về sau, những thể nghiệm của nhiều nhà soạn nhạc và nghệ sỹ trình diễn hàng đầu trên thế giới đã chứng minh rằng hai dòng âm nhạc cổ và mới không những hòa hợp tốt mà còn tạo đà để cả hai cùng trở nên mạnh mẽ và phổ biến hơn. Trong đó người sáng tạo, nghệ sỹ trình diễn và khán giả đều tìm thấy mình lẫn “cái gốc,” đều cùng hòa hợp được trong không gian âm nhạc chung, cùng thoải mái trong thưởng thức tác phẩm và chương trình âm nhạc. Theo Vũ Nhật Tân, thực tế đó chính là những gì mà phần lớn các nhà soạn nhạc và nhiều nghệ sỹ trình diễn đã, đang và sẽ tìm hiểu sâu hơn về cả hai hướng, cổ và mới, để làm nền và phát triển sức sáng tạo từ cá nhân đến tập thể và lan tỏa ra cộng đồng rộng lớn hơn./.
World Music ("Âm nhạc Thế giới") là thí dụ điển hình cho xu hướng đó, đã hình thành từ hàng chục năm trước, hướng đến sự pha trộn âm nhạc giữa nhiều truyền thống và vùng miền khác nhau trên nền nhạc điện tử, bằng sáng tạo cá nhân tạo nên một thể loại, xu hướng trình diễn mới cũng như thói quen thưởng thức âm nhạc kiểu mới, trong đó cái lõi và gốc lấy từ chính âm nhạc cổ truyền và truyền thống, từ chính di sản âm nhạc của nhiều đời để lại. “Âm nhạc Đương đại và Thể nghiệm ngày nay thực tế chính là sự kết hợp giữa sáng tạo cá nhân và cái gốc cổ truyền/truyền thống, trong đó có ba hướng đi khá thú vị, một là sử dụng các nhạc cụ cổ truyền/truyền thống để tạo ra âm nhạc/âm thanh và tác phẩm mới, hai là sử dụng các nhạc cụ mới và nhạc cụ điện tử để tái tạo lại âm nhạc/âm thanh cổ truyền. Và hướng thứ ba nữa là kết hợp các phương cách nói trên, gồm nhạc cụ cổ truyền/truyền thống cùng với nhạc cụ mới và điện tử, sự sáng tạo cá nhân trên nền cổ truyền gốc, tất cả đã và đang tạo nên những định dạng tác phẩm và màu sắc âm nhạc khác biệt, mới lạ mà gốc lại rất truyền thống,” Vũ Nhật Tân cho biết. Trước đây từng có sự phân biệt giữa âm nhạc cổ truyền (di sản) và âm nhạc hiện đại/điện tử (phát triển mới). Trong quá khứ hai dòng âm nhạc này cũng từng “không thể hòa thuận dưới một mái nhà.” Nhưng về sau, những thể nghiệm của nhiều nhà soạn nhạc và nghệ sỹ trình diễn hàng đầu trên thế giới đã chứng minh rằng hai dòng âm nhạc cổ và mới không những hòa hợp tốt mà còn tạo đà để cả hai cùng trở nên mạnh mẽ và phổ biến hơn. Trong đó người sáng tạo, nghệ sỹ trình diễn và khán giả đều tìm thấy mình lẫn “cái gốc,” đều cùng hòa hợp được trong không gian âm nhạc chung, cùng thoải mái trong thưởng thức tác phẩm và chương trình âm nhạc. Theo Vũ Nhật Tân, thực tế đó chính là những gì mà phần lớn các nhà soạn nhạc và nhiều nghệ sỹ trình diễn đã, đang và sẽ tìm hiểu sâu hơn về cả hai hướng, cổ và mới, để làm nền và phát triển sức sáng tạo từ cá nhân đến tập thể và lan tỏa ra cộng đồng rộng lớn hơn./.
Là con nhà “nòi” (cha là phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Nhật Thăng-một trong những nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc hàng đầu Việt Nam), Vũ Nhật Tân từng tốt nghiệp xuất sắc ở cả hai chuyên ngành Sáng tác và Lý luận Âm nhạc của Nhạc viện Hà Nội và còn sử dụng thành thạo rất nhiều nhạc cụ, từ piano, sáo, guitar tới bộ gõ. Chàng nghệ sỹ sinh năm 1970 này từng đoạt những giải thưởng âm nhạc lớn ngay từ khi còn là sinh viên như: Giải ba cuộc thi sáng tác cho nhạc cụ dân tộc tại Hà Nội với tác phẩm hòa tấu soạn cho nhạc cụ truyền thống Việt Nam năm 1992; Giải nhất cuộc thi sáng tác Saint-German-en-Laye tại Pháp cho tác phẩm “Ký ức” năm 1995; Bốn giải thưởng của Hội Nhạc sỹ Việt Nam năm 2001-2003... Đặc biệt, giải thưởng của Hội đồng Văn hóa Châu Á năm 2002 đã giúp anh có cơ hội nghiên cứu về soạn nhạc và nghiên cứu âm nhạc dân tộc tại Hoa Kỳ. |
Xuân Mai (Vietnam+)