Sau khi mẫu tablet siêu rẻ Kindle Fire ra mắt, bên cạnh nhiều yếu tố được bàn tới như giá cả, tính năng, dịch vụ... dư luận cũng khá chú ý tới trình duyệt Silk - một phần sức mạnh của Kindle Fire.
Không giống các loại trình duyệt phổ biến khác trên thị trường như Internet Explorer, Mozilla Firefox, Google Chrome hay Apple Safari, Amazon Silk có điểm nhấn sức mạnh ở khả năng kết hợp với công nghệ điện toán đám mây, nhằm mang tới hiệu quả sử dụng vượt trội cho người dùng.
Amazon không đặt phần trọng tâm hoạt động trên trình duyệt mà chuyển tất cả những công việc xử lý phức tạp lên hệ thống máy chủ EC2, sau đó truyền kết quả tới Silk để trình duyệt này hoàn tất những bước còn lại.
Như vậy, Amazon sẽ không phải cố gắng nâng cấp lõi trình duyệt để cải thiện hiệu suất hoạt động như Microsoft, Mozilla hay Apple đang làm.
Nhờ các máy chủ làm hầu hết mọi việc nên chiếc máy tính bảng Kindle Fire, với cấu hình không có gì nổi trội, sẽ vẫn đảm bảo khả năng lướt web nhanh chóng và trơn tru.
Bên cạnh đó, các nguồn tin công nghệ vừa cho biết, Amazon không muốn trình duyệt ưu việt của mình chỉ dừng ở việc phục vụ tablet "cây nhà lá vườn" mà còn có tham vọng mở rộng Silk tới nhiều thiết bị và nền tảng khác, như các máy PC, Mac, smartphone hay tablet chạy Android và Windows Phone, thông qua việc đăng ký tới 500 tên miền khác nhau có liên quan tới chủ đề Kindle Fire và Silk.
Rõ ràng, nếu chỉ với mục đích bảo vệ thương hiệu sản phẩm thì việc đăng ký như vậy là quá "mạnh tay."
Trong số các tên miền vừa được Amazon mang về, có những cái tên rất gợi mở như “silkontablets.com” hay “silkonsmartphones.com."
Do vậy, nếu sắp tới mà Amazon thông báo rằng họ sẽ chính thức bước chân vào lĩnh vực trình duyệt và hỗ trợ đa thiết bị-đa nền tảng thì điều đó cũng không có gì là quá bất ngờ./.
Không giống các loại trình duyệt phổ biến khác trên thị trường như Internet Explorer, Mozilla Firefox, Google Chrome hay Apple Safari, Amazon Silk có điểm nhấn sức mạnh ở khả năng kết hợp với công nghệ điện toán đám mây, nhằm mang tới hiệu quả sử dụng vượt trội cho người dùng.
Amazon không đặt phần trọng tâm hoạt động trên trình duyệt mà chuyển tất cả những công việc xử lý phức tạp lên hệ thống máy chủ EC2, sau đó truyền kết quả tới Silk để trình duyệt này hoàn tất những bước còn lại.
Như vậy, Amazon sẽ không phải cố gắng nâng cấp lõi trình duyệt để cải thiện hiệu suất hoạt động như Microsoft, Mozilla hay Apple đang làm.
Nhờ các máy chủ làm hầu hết mọi việc nên chiếc máy tính bảng Kindle Fire, với cấu hình không có gì nổi trội, sẽ vẫn đảm bảo khả năng lướt web nhanh chóng và trơn tru.
Bên cạnh đó, các nguồn tin công nghệ vừa cho biết, Amazon không muốn trình duyệt ưu việt của mình chỉ dừng ở việc phục vụ tablet "cây nhà lá vườn" mà còn có tham vọng mở rộng Silk tới nhiều thiết bị và nền tảng khác, như các máy PC, Mac, smartphone hay tablet chạy Android và Windows Phone, thông qua việc đăng ký tới 500 tên miền khác nhau có liên quan tới chủ đề Kindle Fire và Silk.
Rõ ràng, nếu chỉ với mục đích bảo vệ thương hiệu sản phẩm thì việc đăng ký như vậy là quá "mạnh tay."
Trong số các tên miền vừa được Amazon mang về, có những cái tên rất gợi mở như “silkontablets.com” hay “silkonsmartphones.com."
Do vậy, nếu sắp tới mà Amazon thông báo rằng họ sẽ chính thức bước chân vào lĩnh vực trình duyệt và hỗ trợ đa thiết bị-đa nền tảng thì điều đó cũng không có gì là quá bất ngờ./.
Văn Hưng (Vietnam+)