Với dân số trên 1 tỷ người, Ấn Độ đang nổi lên là một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua cũng như là cánh cửa để hàng xuất khẩu của Việt Nam tiến vào thị trường Nam Á.
Nhiều lợi thế cho phát triển…
Theo Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm gần đây đã phát triển vượt trội, chỉ sau 5 năm (từ 2005 đến 2011) đã tăng 5,5 lần đạt 3,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 15 lần, ước đạt trên 1,3 tỷ USD vào năm 2011.
Ông Nguyễn Sơn Hà, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Nam Á, chiếm gần 1/2 kim ngạch nhập khẩu của toàn khu vực này.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường này bào gồm: Điện thoại di động và linh kiện, sắt thép các loại, cao su thiên nhiên, than đá, cà phê và hạt tiêu...
Liên quan đến đầu tư, từ đầu năm 2011 tới nay, Ấn Độ đã có 9 dự án đầu tư mới tại Việt Nam với số vốn đăng ký 11,2 triệu USD. Một số dự án của Ấn Độ sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, là: Nhà máy Cà phê hòa tan Ấn Độ tại Đăk Lăk, Nhà máy Chế tạo bột than đen tại Vũng Tàu, Nhà máy Chế biến thức ăn gia cầm tại Tây Ninh... Ấn Độ hiện đứng thứ 28/92 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với số vốn đăng ký 225 triệu USD.
Các hiệp định hợp tác về tài chính giữa hai nước ký năm 2007 đã hoàn thành và kết thúc giải ngân. Hiện nay, ngành tài chính hai nước đang tiếp tục triển khai hợp tác trong lĩnh vực này, Ấn Độ cũng cam kết sẽ tăng thêm các khoản tín dụng ưu đãi, tín dụng ODA cho Việt Nam.
Hai nước cũng đã ký Hiệp định về kế hoạch hợp tác du lịch. Hiện tại, Vietnam Airlines và Jetairways đã ký MOU về mở đường bay thẳng giữa hai nước. Trong cuộc họp Ủy Ban hỗn hợp lần thứ 14, tháng 9/2011 tại Hà Nội, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò, khai thác năng lượng, dầu khí, quan tâm đến hợp tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục và đẩy mạnh hợp tác về y tế như lập hệ thống chăm sóc y tế tầm xa…
Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ sang Việt Nam là: Thức ăn gia súc, điện thoại di động, máy móc thiết bị, tân dược, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép và kim loại khác, nguyên phụ liệu dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt may và da, vải các loại, thuốc trừ sâu... Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ là: Than đá, hạt tiêu, linh kiện điện tử, cao su, quế, máy móc và thiết bị, thép, sợi, giày dép…
Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may những năm qua có sự tăng lên đáng kể, đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Asean và Ấn Độ được ký kết từ đầu năm 2010, nhiều sản phẩm dệt may đã bắt đầu giảm thuế và miễn thuế theo lộ trình đã được cam kết. Cụ thể, xuất khẩu sản phẩm dệt cotton bao gồm: Sợi, vải và quần áo may sẵn… từ Ấn Độ sang Việt Nam cũng gia tăng trong thời gian gần đây, từ 8,9 triệu USD năm 2007 tăng lên trên 40 triệu USD năm 2010, mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 71,24%.
"Triển vọng thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong năm 2012 là khả quan. Dự báo kim ngạch song phương sẽ đạt khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD," ông Hà cho biết.
Cánh cửa tiến ra thị trường Nam Á
Tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu hàng Việt Nam sang Ấn Độ nói riêng và thị trường Nam Á nói chung còn rất nhiều triển vọng, hiện nhiều nước trong khu vực Nam Á đang có nhu cầu rất lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, dệt may, da giày...
Ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Phi, Tây Nam Á cho biết Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu sang 8 quốc gia thuộc khu vực Nam Á. Trong đó, Việt Nam có trao đổi thương mại lớn với 4 nước như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Srilanca. Còn 4 nước khác như Afghanistan, Butan, Nepan và Maldives với mức độ kiêm tốn hơn.
Dự kiến cả năm 2011, xuất khẩu hàng của Việt Nam sang khu vực Nam Á có thể đạt 2,1 tỷ USD, tăng hơn 46% so với năm 2010. Đáng chú ý, thị trường Bangladesh có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực, gấp gần 6 lần (590%); tiếp theo là Pakistan tăng 92% và Srilanca tăng 32,9%. Đặc biệt trong biên bản ghi nhớ về xuất khẩu gạo giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Quản lý Lương thực và Thiên tai Bangladesh thì từ năm 2010, thị trường này sẽ nhập khẩu gạo thường xuyên, ổn định của Việt Nam với sản lượng trên 350.000 tấn gạo các loại mỗi năm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á, trong khi đông đảo các doanh nghiệp Ấn Độ, Pakistan... rất chủ động đến tìm hiểu thị trường Việt Nam thì số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đến các nước này còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức, ngại khó, hạn chế sự hiểu biết về thị trường, đối tác cũng là một nguyên nhân khiến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chưa nâng được.
Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất khẩu thô, còn bán qua trung gian, bị ép giá nhất là khi xuất khẩu với số lượng lớn, chưa xây dựng được thương hiệu. Do vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có.
Do vậy, để thực sự làm điểm tựa cho hàng xuất khẩu Việt Nam khi các thị trường khác như châu Âu, Mỹ... có thể còn gặp khó khăn trong thời gian tới, ông Nguyễn Sơn Hà cho rằng, các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam, chú trọng cải tiến các tiêu chuẩn hàng nông sản nội địa, thường xuyên thay đổi chất lượng, mẫu mã, bao bì và giá cả... Bên cạnh đó, cần có sự nghiên cứu tạo ra một số sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực với thương hiệu mạnh để đưa hàng Việt Nam bám rễ sâu vào khu vực này.
Mặt khác, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường nông sản Ấn Độ như nhu cầu, thị hiếu, giá cả, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, giao lưu hợp tác quốc tế… Mạnh dạn đưa hàng nông sản Việt Nam xâm nhập thị trường Ấn Độ bằng cách tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại.
Riêng Pakistan, các sản phẩm chè của Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm của thị trường này nên cần phải có nhiều hoạt động trao đổi thông tin nhất là tổ chức "giao lưu thương mại trực tuyến" giúp đối tác hai nước có nhiều cơ hội hiểu biết nhau hơn.
Ông Nguyễn Hồng Tiến, Tham tán thương mại Việt Nam tại Pakistan chia sẻ, Việt Nam có thế mạnh mà đối tác rất cần là: Nông sản, hàng dệt may, da giày và đá quý... "Người dân về cơ bản không yêu cầu quá cao về chất lượng hàng hóa, chỉ cần giá cả và mẫu mã phù hợp là có thể xâm nhập được thị trường này," ông Tiến nói./.
Nhiều lợi thế cho phát triển…
Theo Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm gần đây đã phát triển vượt trội, chỉ sau 5 năm (từ 2005 đến 2011) đã tăng 5,5 lần đạt 3,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 15 lần, ước đạt trên 1,3 tỷ USD vào năm 2011.
Ông Nguyễn Sơn Hà, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Nam Á, chiếm gần 1/2 kim ngạch nhập khẩu của toàn khu vực này.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường này bào gồm: Điện thoại di động và linh kiện, sắt thép các loại, cao su thiên nhiên, than đá, cà phê và hạt tiêu...
Liên quan đến đầu tư, từ đầu năm 2011 tới nay, Ấn Độ đã có 9 dự án đầu tư mới tại Việt Nam với số vốn đăng ký 11,2 triệu USD. Một số dự án của Ấn Độ sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, là: Nhà máy Cà phê hòa tan Ấn Độ tại Đăk Lăk, Nhà máy Chế tạo bột than đen tại Vũng Tàu, Nhà máy Chế biến thức ăn gia cầm tại Tây Ninh... Ấn Độ hiện đứng thứ 28/92 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với số vốn đăng ký 225 triệu USD.
Các hiệp định hợp tác về tài chính giữa hai nước ký năm 2007 đã hoàn thành và kết thúc giải ngân. Hiện nay, ngành tài chính hai nước đang tiếp tục triển khai hợp tác trong lĩnh vực này, Ấn Độ cũng cam kết sẽ tăng thêm các khoản tín dụng ưu đãi, tín dụng ODA cho Việt Nam.
Hai nước cũng đã ký Hiệp định về kế hoạch hợp tác du lịch. Hiện tại, Vietnam Airlines và Jetairways đã ký MOU về mở đường bay thẳng giữa hai nước. Trong cuộc họp Ủy Ban hỗn hợp lần thứ 14, tháng 9/2011 tại Hà Nội, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò, khai thác năng lượng, dầu khí, quan tâm đến hợp tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục và đẩy mạnh hợp tác về y tế như lập hệ thống chăm sóc y tế tầm xa…
Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ sang Việt Nam là: Thức ăn gia súc, điện thoại di động, máy móc thiết bị, tân dược, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép và kim loại khác, nguyên phụ liệu dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt may và da, vải các loại, thuốc trừ sâu... Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ là: Than đá, hạt tiêu, linh kiện điện tử, cao su, quế, máy móc và thiết bị, thép, sợi, giày dép…
Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may những năm qua có sự tăng lên đáng kể, đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Asean và Ấn Độ được ký kết từ đầu năm 2010, nhiều sản phẩm dệt may đã bắt đầu giảm thuế và miễn thuế theo lộ trình đã được cam kết. Cụ thể, xuất khẩu sản phẩm dệt cotton bao gồm: Sợi, vải và quần áo may sẵn… từ Ấn Độ sang Việt Nam cũng gia tăng trong thời gian gần đây, từ 8,9 triệu USD năm 2007 tăng lên trên 40 triệu USD năm 2010, mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 71,24%.
"Triển vọng thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong năm 2012 là khả quan. Dự báo kim ngạch song phương sẽ đạt khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD," ông Hà cho biết.
Cánh cửa tiến ra thị trường Nam Á
Tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu hàng Việt Nam sang Ấn Độ nói riêng và thị trường Nam Á nói chung còn rất nhiều triển vọng, hiện nhiều nước trong khu vực Nam Á đang có nhu cầu rất lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, dệt may, da giày...
Ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Phi, Tây Nam Á cho biết Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu sang 8 quốc gia thuộc khu vực Nam Á. Trong đó, Việt Nam có trao đổi thương mại lớn với 4 nước như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Srilanca. Còn 4 nước khác như Afghanistan, Butan, Nepan và Maldives với mức độ kiêm tốn hơn.
Dự kiến cả năm 2011, xuất khẩu hàng của Việt Nam sang khu vực Nam Á có thể đạt 2,1 tỷ USD, tăng hơn 46% so với năm 2010. Đáng chú ý, thị trường Bangladesh có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực, gấp gần 6 lần (590%); tiếp theo là Pakistan tăng 92% và Srilanca tăng 32,9%. Đặc biệt trong biên bản ghi nhớ về xuất khẩu gạo giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Quản lý Lương thực và Thiên tai Bangladesh thì từ năm 2010, thị trường này sẽ nhập khẩu gạo thường xuyên, ổn định của Việt Nam với sản lượng trên 350.000 tấn gạo các loại mỗi năm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á, trong khi đông đảo các doanh nghiệp Ấn Độ, Pakistan... rất chủ động đến tìm hiểu thị trường Việt Nam thì số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đến các nước này còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức, ngại khó, hạn chế sự hiểu biết về thị trường, đối tác cũng là một nguyên nhân khiến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chưa nâng được.
Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất khẩu thô, còn bán qua trung gian, bị ép giá nhất là khi xuất khẩu với số lượng lớn, chưa xây dựng được thương hiệu. Do vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có.
Do vậy, để thực sự làm điểm tựa cho hàng xuất khẩu Việt Nam khi các thị trường khác như châu Âu, Mỹ... có thể còn gặp khó khăn trong thời gian tới, ông Nguyễn Sơn Hà cho rằng, các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam, chú trọng cải tiến các tiêu chuẩn hàng nông sản nội địa, thường xuyên thay đổi chất lượng, mẫu mã, bao bì và giá cả... Bên cạnh đó, cần có sự nghiên cứu tạo ra một số sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực với thương hiệu mạnh để đưa hàng Việt Nam bám rễ sâu vào khu vực này.
Mặt khác, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường nông sản Ấn Độ như nhu cầu, thị hiếu, giá cả, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, giao lưu hợp tác quốc tế… Mạnh dạn đưa hàng nông sản Việt Nam xâm nhập thị trường Ấn Độ bằng cách tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại.
Riêng Pakistan, các sản phẩm chè của Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm của thị trường này nên cần phải có nhiều hoạt động trao đổi thông tin nhất là tổ chức "giao lưu thương mại trực tuyến" giúp đối tác hai nước có nhiều cơ hội hiểu biết nhau hơn.
Ông Nguyễn Hồng Tiến, Tham tán thương mại Việt Nam tại Pakistan chia sẻ, Việt Nam có thế mạnh mà đối tác rất cần là: Nông sản, hàng dệt may, da giày và đá quý... "Người dân về cơ bản không yêu cầu quá cao về chất lượng hàng hóa, chỉ cần giá cả và mẫu mã phù hợp là có thể xâm nhập được thị trường này," ông Tiến nói./.
Đức Duy (Vietnam+)