Ngày 28/2, Chính phủ Ấn Độ đã công bố kế hoạch ngân sách cho tài khóa 2013-2014, với mức chi tiêu cao hơn dự kiến nhằm phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, trong đó tăng mạnh chi tiêu cho phát triển nông thôn.
Phát biểu tại phiên họp quốc hội sáng 28/2, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram cho biết trong tài khóa 2013-2014, tính từ ngày 1/4 tới, chính phủ sẽ tăng 16 % chi tiêu công lên mức 16.600 tỷ rupi (tương đương 309 tỷ USD), sau một năm áp dụng nhiều biện pháp khắc khổ đối với một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới này.
Cụ thể trong tài khóa tới, chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tăng với mức kỷ lục 46% so với tài khóa 2012-2013, phát triển giáo dục tăng 17%.
Ngoài ra, ngân sách cũng sẽ dành 100 tỷ rupi trong chương trình an ninh lương thực quốc gia nhằm xóa bỏ tình trạng thiếu ăn trong dân.
Chi tiêu quốc phòng ở mức hơn 2.000 tỷ rupi (37,45 tỷ USD), tăng 5,2% so với tài khóa 2012-2013, trong đó chi 16 tỷ USD mua các loại máy móc và vũ khí hạng nặng nhằm tăng cường bảo đảm an ninh quốc gia, đồng thời tiếp tục hiện đại hóa hệ thống quốc phòng.
Mức tăng 16% cho chi tiêu công được xem là đi ngược lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng, song Chính phủ Ấn Độ dự tính tăng nguồn thu ngân sách từ các khoản thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ, thuốc lá và ôtô nhập khẩu, cũng như thuế thu nhập đối với tầng lớp "siêu giàu" và các doanh nghiệp lớn.
Theo ông Chidambaram, nền kinh tế Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều thách thức để quay lại mức tăng trưởng mong đợi 8% trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm.
Ông cũng cho biết chính phủ cam kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách từ 5,2% hiện nay xuống 4,8% trong tài khóa tới, một mục tiêu nhằm trấn an các nhà đầu tư và giới chuyên gia tài chính về sức khỏe của một trong những nền kinh tế lớn nhất của châu Á./.
Phát biểu tại phiên họp quốc hội sáng 28/2, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram cho biết trong tài khóa 2013-2014, tính từ ngày 1/4 tới, chính phủ sẽ tăng 16 % chi tiêu công lên mức 16.600 tỷ rupi (tương đương 309 tỷ USD), sau một năm áp dụng nhiều biện pháp khắc khổ đối với một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới này.
Cụ thể trong tài khóa tới, chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tăng với mức kỷ lục 46% so với tài khóa 2012-2013, phát triển giáo dục tăng 17%.
Ngoài ra, ngân sách cũng sẽ dành 100 tỷ rupi trong chương trình an ninh lương thực quốc gia nhằm xóa bỏ tình trạng thiếu ăn trong dân.
Chi tiêu quốc phòng ở mức hơn 2.000 tỷ rupi (37,45 tỷ USD), tăng 5,2% so với tài khóa 2012-2013, trong đó chi 16 tỷ USD mua các loại máy móc và vũ khí hạng nặng nhằm tăng cường bảo đảm an ninh quốc gia, đồng thời tiếp tục hiện đại hóa hệ thống quốc phòng.
Mức tăng 16% cho chi tiêu công được xem là đi ngược lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng, song Chính phủ Ấn Độ dự tính tăng nguồn thu ngân sách từ các khoản thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ, thuốc lá và ôtô nhập khẩu, cũng như thuế thu nhập đối với tầng lớp "siêu giàu" và các doanh nghiệp lớn.
Theo ông Chidambaram, nền kinh tế Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều thách thức để quay lại mức tăng trưởng mong đợi 8% trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm.
Ông cũng cho biết chính phủ cam kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách từ 5,2% hiện nay xuống 4,8% trong tài khóa tới, một mục tiêu nhằm trấn an các nhà đầu tư và giới chuyên gia tài chính về sức khỏe của một trong những nền kinh tế lớn nhất của châu Á./.
(TTXVN)