Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) ngày 17/6 quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 7,25%, đúng như dự đoán của các nhà kinh tế, sau ba lần cắt giảm liên tiếp, nêu rõ những lo ngại về lạm phát và đồng nội tệ yếu trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm.
Theo Thống đốc RBI Duvvuri Subbarao, hoạt động kinh tế trên thế giới đã chậm lại và những rủi ro vẫn còn hiện hữu.
Hiện có sức ép từ tác động của việc đồng rupee của Ấn Độ giảm giá, giá nhiên liệu tăng cao và những mất cân bằng liên quan đến giá lương thực.
Đồng rupee đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 58,98 rupee/USD hồi tuần trước.
Động thái cắt giảm lãi suất sẽ dẫn tới việc đồng rupee sẽ còn yếu hơn nữa, đẩy chi phí nhập khẩu và làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, đã vọt lên mức kỷ lục 6,7% tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong quý IV năm 2012.
Theo ông Subbarao, trong khi Ấn Độ tiếp tục thực hiện các biện pháp để kìm chế thâm hụt tài khoản vãng lai, RBI cần có thái độ "thận trọng" trước tình trạng bất ổn toàn cầu, những sự chuyển đổi mạnh mẽ trong nhận thức rủi ro và tác động của các luồng vốn chảy vào.
Ngoài ra, RBI cũng tỏ ý lo ngại về tình trạng lạm phát mặc dù chỉ số này đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm qua (là 4,7% trong tháng 5/2013 theo số liệu hồi tuần trước).
Tuy vậy, lãnh đạo các doanh nghiệp mong muốn RBI tiếp tục hạ thấp chi phí vay để góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế nước này, hiện chỉ tăng ở mức "khiêm tốn" trong thập niên qua là 5%./.
Theo Thống đốc RBI Duvvuri Subbarao, hoạt động kinh tế trên thế giới đã chậm lại và những rủi ro vẫn còn hiện hữu.
Hiện có sức ép từ tác động của việc đồng rupee của Ấn Độ giảm giá, giá nhiên liệu tăng cao và những mất cân bằng liên quan đến giá lương thực.
Đồng rupee đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 58,98 rupee/USD hồi tuần trước.
Động thái cắt giảm lãi suất sẽ dẫn tới việc đồng rupee sẽ còn yếu hơn nữa, đẩy chi phí nhập khẩu và làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, đã vọt lên mức kỷ lục 6,7% tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong quý IV năm 2012.
Theo ông Subbarao, trong khi Ấn Độ tiếp tục thực hiện các biện pháp để kìm chế thâm hụt tài khoản vãng lai, RBI cần có thái độ "thận trọng" trước tình trạng bất ổn toàn cầu, những sự chuyển đổi mạnh mẽ trong nhận thức rủi ro và tác động của các luồng vốn chảy vào.
Ngoài ra, RBI cũng tỏ ý lo ngại về tình trạng lạm phát mặc dù chỉ số này đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm qua (là 4,7% trong tháng 5/2013 theo số liệu hồi tuần trước).
Tuy vậy, lãnh đạo các doanh nghiệp mong muốn RBI tiếp tục hạ thấp chi phí vay để góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế nước này, hiện chỉ tăng ở mức "khiêm tốn" trong thập niên qua là 5%./.
Anh Quân (TTXVN)