Theo Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh An Giang, nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực của nhà đầu tư giữ đất để tìm đối tác mua bán, chuyển nhượng thu lãi, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 5 doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Các dự án bị rút gồm dự án đầu tư xây dựng các Nhà máy rượu Canada, Nhà máy đông lạnh thủy hải sản của Đài Loan-Trung Quốc, Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và thức ăn gia súc của Đài Loan-Trung Quốc, Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh Bình Hòa và Nhà máy đông lạnh thủy hải sản xuất khẩu (Đài Loan-Trung Quốc).
Như vậy, tại An Giang, hiện nay tổng số giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho các nhà đầu tư đến nay còn hiệu lực là 14, đã có 11 dự án thực hiện đầu tư, trong đó có 6 dự án đưa vào họat động.
An Giang đã hình thành và đưa vào hoạt động một số khu công nghiệp thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký cho đến nay vào khoảng trên 1.600 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 1.200 lao động.
Tuy nhiên để thu hút vốn đầu tư, tỉnh đã đầu tư trên 320 tỷ đồng từ nguồn ngân sách vào 3 khu công nghiệp Bình Hòa, Bình Long và Xuân Tô.
Việc triển khai các khu công nghiệp cũng đã hình thành một số cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp như cảng sông Bình Long, các nhà máy cấp nước sạch, trạm biến áp 110KV… tạo hiệu ứng phát triển lan tỏa về kinh tế xã hội kéo theo các dịch vụ phát triển.
Hiện nay, tổng diện tích đất đã cho thuê tại 3 khu công nghiệp Bình Hòa, Bình Long và Xuân Tô là 36ha, diện tích còn lại sẵn sàng cho thuê là 115ha.
An Giang quan tâm chọn nhà đầu tư có dự án đầu tư phù hợp với ngành nghề mời gọi đầu tư của tỉnh, nhằm phát huy thế mạnh của địa phương sẵn có của tỉnh, ưu tiên cho nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến, hoặc thu hút nhiều lao động, có năng lực tài chính… đồng thời cũng kiên quyết thực hiện rút giấy chứng nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư chậm triển khai dự án tại đây./.
Các dự án bị rút gồm dự án đầu tư xây dựng các Nhà máy rượu Canada, Nhà máy đông lạnh thủy hải sản của Đài Loan-Trung Quốc, Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và thức ăn gia súc của Đài Loan-Trung Quốc, Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh Bình Hòa và Nhà máy đông lạnh thủy hải sản xuất khẩu (Đài Loan-Trung Quốc).
Như vậy, tại An Giang, hiện nay tổng số giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho các nhà đầu tư đến nay còn hiệu lực là 14, đã có 11 dự án thực hiện đầu tư, trong đó có 6 dự án đưa vào họat động.
An Giang đã hình thành và đưa vào hoạt động một số khu công nghiệp thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký cho đến nay vào khoảng trên 1.600 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 1.200 lao động.
Tuy nhiên để thu hút vốn đầu tư, tỉnh đã đầu tư trên 320 tỷ đồng từ nguồn ngân sách vào 3 khu công nghiệp Bình Hòa, Bình Long và Xuân Tô.
Việc triển khai các khu công nghiệp cũng đã hình thành một số cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp như cảng sông Bình Long, các nhà máy cấp nước sạch, trạm biến áp 110KV… tạo hiệu ứng phát triển lan tỏa về kinh tế xã hội kéo theo các dịch vụ phát triển.
Hiện nay, tổng diện tích đất đã cho thuê tại 3 khu công nghiệp Bình Hòa, Bình Long và Xuân Tô là 36ha, diện tích còn lại sẵn sàng cho thuê là 115ha.
An Giang quan tâm chọn nhà đầu tư có dự án đầu tư phù hợp với ngành nghề mời gọi đầu tư của tỉnh, nhằm phát huy thế mạnh của địa phương sẵn có của tỉnh, ưu tiên cho nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến, hoặc thu hút nhiều lao động, có năng lực tài chính… đồng thời cũng kiên quyết thực hiện rút giấy chứng nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư chậm triển khai dự án tại đây./.
Vương Thoại Trung (TTXVN/Vietnam+)