Vị Đại tướng huyền thoại của không chỉ dân tộc Việt Nam mà còn là của cả thế giới Võ Nguyên Giáp nay đã tròn 100 tuổi. Đại tướng là người anh cả của lực lượng vũ trang nhân dân, một nhà chiến lược và chỉ huy quân sự tài ba... và là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Chính vì thế, cảm thấy vinh dự, may mắn và tự hào là tâm trạng chung của những ai từng có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với ông. Với nhà văn, nhà báo Trần Đương, tác giả của cuốn sách “Hai lần tháp tùng Đại tướng,” hay Đại tá bộ đội phòng không Vũ Quang Vinh, sỹ quan Đinh Văn Khánh… cũng vậy.
Các ông đều đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng đều rất vui khi được kể những kỷ niệm, những câu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng là nhà văn hóa của các nhà văn hóa
Cách đây mấy mươi năm, nhà văn, nhà báo Trần Đương từng là phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Đức nên có nhiều dịp được tháp tùng Đại tướng.
Trong ký ức của ông, Đại tướng không chỉ là một nhà quân sự thiên tài mà còn là một nhà báo, một đồng nghiệp luôn gần gũi, chân tình với các phóng viên và vô cùng tỷ mỉ trong công việc. Những tin, bài về chuyến thăm Đức của Đại tướng mà nhà báo Trần Đương chuyển về nước lúc đó đều được Đại tướng xem và sửa chữa kỹ lưỡng. Ông còn may mắn được nhiều lần trò chuyện riêng cùng Đại tướng.
“Đại tướng rất quý các nhà báo. Ông từng bảo: tôi cũng là nhà báo đấy. Và quả thực là Đại tướng đã từng là Chủ tịch Uỷ ban Nhà báo của Bắc Bộ và là một người tích cực viết tin, bài, duyệt bản tin của tờ báo do Bác Hồ sáng lập như tờ Việt Nam độc lập. Có hôm tới 1, 2 giờ sáng ông lại gọi tôi dậy sửa lại những tin, bài mà lúc trước đã duyệt. Tôi thấy Đại tướng là người làm việc không biết mệt mỏi,” nhà báo Trần Đương kể.
Không chỉ vậy, ông còn nhìn Đại tướng ở một góc độ, một thần thái riêng trong đời thường. Cho đến giờ, hình ảnh một danh tướng trong đời thường lúc thư giãn cũng học nhạc, chơi piano và từng lời ăn, tiếng nói cũng như cách ứng xử đều rất đời thường và nhân văn vẫn vẹn nguyên trong tâm trí ông.
“Mọi người nói ông là tướng của các vị tướng, tư lệnh của các tư lệnh, còn tôi lại muốn nói ông là nhà văn hóa của các nhà văn hóa,” nhà văn Trần Đương nói.
Mỗi lần có cơ hội tiếp xúc với Đại tướng đều để lại những kỷ niệm sâu sắc trong tâm hồn ông và nhen lên một cảm xúc hãnh diện, tự hào bởi: “Đại tướng là một trong những người học trò xuất sắc nhất và là một cộng sự của Hồ Chủ tịch nay vẫn còn sống với chúng ta. Cả cuộc đời ông đã hy sinh cho cách mạng, một vị tướng như thế, mỗi ngày ông còn sống với chúng ta là một ngày vui.”
"Giáo dục con cháu phải giữ lấy nhà"
Ký ức của những người lính từng một thời quăng mình vào trận chiến dưới sự chỉ huy của Đại tướng như Đại tá bộ đội phòng không Vũ Quang Vinh, sỹ quan Đinh Văn Khánh... lại thấm đẫm tinh thần “người lính cụ Hồ.”
Lần đầu tiên Đại tá bộ đội phòng không Vũ Quang Vinh được vinh dự gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tham gia đoàn đón tiếp trong chuyến Đại tướng về thăm Trung đoàn 210, Thái Nguyên năm 1965.
Mãi tới hòa bình lập lại, khi là Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ Cựu chiến binh, thương binh Hà Nội ông mới lại có cơ hội vào thăm và trực tiếp báo cáo với Đại tướng về tình hình hoạt động của Câu lạc bộ.
“Khi đó Đại tướng có dặn rằng, bây giờ đất nước mở cửa, các chú các anh đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trở về đời thường nhưng xin nhắc rằng đất nước mở cửa thì các cựu chiến binh cần giáo dục con cháu phải giữ lấy nhà chứ đừng mở toang, hướng dẫn cho các thế hệ sau,” Đại tá Vũ Quang Vinh kể.
Với tâm trạng của một người lính dưới sự chỉ huy của Đại tướng, Đại tá Vũ Quang Vinh đã học được nhiều bài học quý giá. Ông nhớ lại: “Đại tướng luôn giáo dục các chiến sĩ, sĩ quan dưới quyền của mình trung thành với Đảng, thực hiện đúng là người lính cụ Hồ. Lần nào gặp Đại tướng cũng dặn dò và chỉ bảo cấp dưới rất tận tình rằng đất nước còn khó khăn, chúng ta đã chiến đấu với quân thù và luôn luôn phải nêu cao tinh thần cảnh giác…”
Những điều mà Đại tướng dặn dò ấy, Đại tá Vũ Quang Vinh cũng đã triển khai và hướng dẫn rất tỉ mỉ cho các thành viên trong Câu lạc bộ Cựu chiến binh, thương binh Hà Nội. “Chúng tôi cũng giáo dục, hướng dẫn con cháu sống tiết kiệm tiền bạc, thời gian và đầu tư học ngoại ngữ trong bối cảnh xã hội mở cửa như hiện nay,” người lính từng một thời xông pha trận mạc nói.
Còn cựu sỹ quan Đinh Văn Khánh, ấn tượng sâu sắc nhất cả trong thời chiến cũng như thời bình với Đại tướng là lời dặn dò: “Đoàn kết, đoàn kết và thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.”./.
Chính vì thế, cảm thấy vinh dự, may mắn và tự hào là tâm trạng chung của những ai từng có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với ông. Với nhà văn, nhà báo Trần Đương, tác giả của cuốn sách “Hai lần tháp tùng Đại tướng,” hay Đại tá bộ đội phòng không Vũ Quang Vinh, sỹ quan Đinh Văn Khánh… cũng vậy.
Các ông đều đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng đều rất vui khi được kể những kỷ niệm, những câu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng là nhà văn hóa của các nhà văn hóa
Cách đây mấy mươi năm, nhà văn, nhà báo Trần Đương từng là phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Đức nên có nhiều dịp được tháp tùng Đại tướng.
Trong ký ức của ông, Đại tướng không chỉ là một nhà quân sự thiên tài mà còn là một nhà báo, một đồng nghiệp luôn gần gũi, chân tình với các phóng viên và vô cùng tỷ mỉ trong công việc. Những tin, bài về chuyến thăm Đức của Đại tướng mà nhà báo Trần Đương chuyển về nước lúc đó đều được Đại tướng xem và sửa chữa kỹ lưỡng. Ông còn may mắn được nhiều lần trò chuyện riêng cùng Đại tướng.
“Đại tướng rất quý các nhà báo. Ông từng bảo: tôi cũng là nhà báo đấy. Và quả thực là Đại tướng đã từng là Chủ tịch Uỷ ban Nhà báo của Bắc Bộ và là một người tích cực viết tin, bài, duyệt bản tin của tờ báo do Bác Hồ sáng lập như tờ Việt Nam độc lập. Có hôm tới 1, 2 giờ sáng ông lại gọi tôi dậy sửa lại những tin, bài mà lúc trước đã duyệt. Tôi thấy Đại tướng là người làm việc không biết mệt mỏi,” nhà báo Trần Đương kể.
Không chỉ vậy, ông còn nhìn Đại tướng ở một góc độ, một thần thái riêng trong đời thường. Cho đến giờ, hình ảnh một danh tướng trong đời thường lúc thư giãn cũng học nhạc, chơi piano và từng lời ăn, tiếng nói cũng như cách ứng xử đều rất đời thường và nhân văn vẫn vẹn nguyên trong tâm trí ông.
“Mọi người nói ông là tướng của các vị tướng, tư lệnh của các tư lệnh, còn tôi lại muốn nói ông là nhà văn hóa của các nhà văn hóa,” nhà văn Trần Đương nói.
Mỗi lần có cơ hội tiếp xúc với Đại tướng đều để lại những kỷ niệm sâu sắc trong tâm hồn ông và nhen lên một cảm xúc hãnh diện, tự hào bởi: “Đại tướng là một trong những người học trò xuất sắc nhất và là một cộng sự của Hồ Chủ tịch nay vẫn còn sống với chúng ta. Cả cuộc đời ông đã hy sinh cho cách mạng, một vị tướng như thế, mỗi ngày ông còn sống với chúng ta là một ngày vui.”
"Giáo dục con cháu phải giữ lấy nhà"
Ký ức của những người lính từng một thời quăng mình vào trận chiến dưới sự chỉ huy của Đại tướng như Đại tá bộ đội phòng không Vũ Quang Vinh, sỹ quan Đinh Văn Khánh... lại thấm đẫm tinh thần “người lính cụ Hồ.”
Lần đầu tiên Đại tá bộ đội phòng không Vũ Quang Vinh được vinh dự gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tham gia đoàn đón tiếp trong chuyến Đại tướng về thăm Trung đoàn 210, Thái Nguyên năm 1965.
Mãi tới hòa bình lập lại, khi là Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ Cựu chiến binh, thương binh Hà Nội ông mới lại có cơ hội vào thăm và trực tiếp báo cáo với Đại tướng về tình hình hoạt động của Câu lạc bộ.
“Khi đó Đại tướng có dặn rằng, bây giờ đất nước mở cửa, các chú các anh đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trở về đời thường nhưng xin nhắc rằng đất nước mở cửa thì các cựu chiến binh cần giáo dục con cháu phải giữ lấy nhà chứ đừng mở toang, hướng dẫn cho các thế hệ sau,” Đại tá Vũ Quang Vinh kể.
Với tâm trạng của một người lính dưới sự chỉ huy của Đại tướng, Đại tá Vũ Quang Vinh đã học được nhiều bài học quý giá. Ông nhớ lại: “Đại tướng luôn giáo dục các chiến sĩ, sĩ quan dưới quyền của mình trung thành với Đảng, thực hiện đúng là người lính cụ Hồ. Lần nào gặp Đại tướng cũng dặn dò và chỉ bảo cấp dưới rất tận tình rằng đất nước còn khó khăn, chúng ta đã chiến đấu với quân thù và luôn luôn phải nêu cao tinh thần cảnh giác…”
Những điều mà Đại tướng dặn dò ấy, Đại tá Vũ Quang Vinh cũng đã triển khai và hướng dẫn rất tỉ mỉ cho các thành viên trong Câu lạc bộ Cựu chiến binh, thương binh Hà Nội. “Chúng tôi cũng giáo dục, hướng dẫn con cháu sống tiết kiệm tiền bạc, thời gian và đầu tư học ngoại ngữ trong bối cảnh xã hội mở cửa như hiện nay,” người lính từng một thời xông pha trận mạc nói.
Còn cựu sỹ quan Đinh Văn Khánh, ấn tượng sâu sắc nhất cả trong thời chiến cũng như thời bình với Đại tướng là lời dặn dò: “Đoàn kết, đoàn kết và thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.”./.
Xuân Mai (Vietnam+)