Trong một con ngõ nhỏ ở Gaza City, hai bé trai với gương mặt thánh thiện, nạn nhân trong một cuộc không kích của Israel, đang được đưa đi chôn cất. Đối lập với vẻ ngây thơ ấy của các em là sự giận dữ hòa lẫn nỗi xót xa của người lớn. Đó là nội dung bức ảnh đã giành giải World Press Photo (Ảnh Báo chí thế giới) 2013 của nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Paul Hansen. “Đây là một tác phẩm thực sự ám ảnh và báo chí Việt Nam đang thiếu những bức ảnh khai thác được đến tận cùng câu chuyện như vậy. Hiện nay, báo chí ở Việt Nam nhìn chung chưa quan tâm khai thác đúng mức vai trò và sức mạnh của ảnh báo chí trong việc truyền đạt nội dung thông tin,” ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho hay. “Vang bóng một thời” Ảnh báo chí Việt Nam đã từng có một quá khứ “bùng nổ” với những tác phẩm gây được tiếng vang lớn không chỉ ở trong nước mà còn đối với bạn bè quốc tế như “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” (tác giả Minh Trường), “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” (tác giả Vũ Tạo), “Tiểu đội nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc” (tác giả Văn Sắc)… [Ảnh báo chí VN và câu chuyện tính chuyên nghiệp]
Thực tế, bản thân sự kiện của thời kỳ đó với diễn biến của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam luôn được dư luận thế giới quan tâm, đồng cảm. “Khi đó, ảnh báo chí ở vị trí xung kích, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Chúng ta đã có những tác phẩm kể lại được câu chuyện về cuộc sống chiến đấu, sản xuất của cả dân tộc một cách chân thực với những điểm nhấn sắc nét và điển hình có sức khái quát lớn. Chúng hoàn toàn đủ sức nặng để đứng độc lập (với các bài viết phản ánh, tường thuật…) trong việc truyền đạt nội dung thông tin,” ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phân tích. Trong khi đó, ở thời kỳ này, phương tiện làm việc của các phóng viên ảnh khá “thô sơ”: Việc in, tráng ảnh thực hiện thủ công bằng tay, thuốc ảnh khá hiếm, … “Vậy mà các bậc tiền bối vẫn để lại cả một kho tư liệu vô giá. Đây là điều rất đáng để những thế hệ đi sau học tập và tự hỏi: Hiện nay, chúng ta có sự hỗ trợ rất tốt của công nghệ số, các phương tiện giao thông cũng thuận lợi hơn rất nhiều cho việc di chuyển để tiếp cận sự kiện thực tế… nhưng ảnh báo chí Việt Nam lại chưa có được những tác phẩm xứng tầm, tạo ra sự rung động và sự lan tỏa mạnh mẽ,” ông Khánh trăn trở. Theo đánh giá của ông Hà Minh Huệ, “nhìn chung, báo chí hiện nay chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng ảnh như là phương tiện để chuyển tải thông tin; mà mới chủ sử dụng ảnh như một phương tiện để minh họa cho bài viết hay nhân vật…” Dù là dịp vinh danh lớn nhất cho các nhà báo và các tác phẩm báo chí hàng năm nhưng trong suốt bảy mùa giải được tổ chức của Giải Báo chí quốc gia, ảnh báo chí chưa bao giờ có giải A và số lượng tác phẩm tham gia dự thi chưa năm nào vượt quá con số 100. “Trong cơ cấu của Giải Báo chí quốc gia lần thứ VII năm 2012, mặc dù ảnh báo chí tuy đã được tách ra thành thể loại riêng, chất lượng có tăng hơn năm trước nhưng số lượng tham gia còn ít (chỉ có 86 tác phẩm trên cả nước gửi về dự thi), chất lượng chưa xứng tầm với thế mạnh của loại hình báo chí này,” ông Hà Minh Huệ nhận xét.
Thực tế, bản thân sự kiện của thời kỳ đó với diễn biến của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam luôn được dư luận thế giới quan tâm, đồng cảm. “Khi đó, ảnh báo chí ở vị trí xung kích, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Chúng ta đã có những tác phẩm kể lại được câu chuyện về cuộc sống chiến đấu, sản xuất của cả dân tộc một cách chân thực với những điểm nhấn sắc nét và điển hình có sức khái quát lớn. Chúng hoàn toàn đủ sức nặng để đứng độc lập (với các bài viết phản ánh, tường thuật…) trong việc truyền đạt nội dung thông tin,” ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phân tích. Trong khi đó, ở thời kỳ này, phương tiện làm việc của các phóng viên ảnh khá “thô sơ”: Việc in, tráng ảnh thực hiện thủ công bằng tay, thuốc ảnh khá hiếm, … “Vậy mà các bậc tiền bối vẫn để lại cả một kho tư liệu vô giá. Đây là điều rất đáng để những thế hệ đi sau học tập và tự hỏi: Hiện nay, chúng ta có sự hỗ trợ rất tốt của công nghệ số, các phương tiện giao thông cũng thuận lợi hơn rất nhiều cho việc di chuyển để tiếp cận sự kiện thực tế… nhưng ảnh báo chí Việt Nam lại chưa có được những tác phẩm xứng tầm, tạo ra sự rung động và sự lan tỏa mạnh mẽ,” ông Khánh trăn trở. Theo đánh giá của ông Hà Minh Huệ, “nhìn chung, báo chí hiện nay chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng ảnh như là phương tiện để chuyển tải thông tin; mà mới chủ sử dụng ảnh như một phương tiện để minh họa cho bài viết hay nhân vật…” Dù là dịp vinh danh lớn nhất cho các nhà báo và các tác phẩm báo chí hàng năm nhưng trong suốt bảy mùa giải được tổ chức của Giải Báo chí quốc gia, ảnh báo chí chưa bao giờ có giải A và số lượng tác phẩm tham gia dự thi chưa năm nào vượt quá con số 100. “Trong cơ cấu của Giải Báo chí quốc gia lần thứ VII năm 2012, mặc dù ảnh báo chí tuy đã được tách ra thành thể loại riêng, chất lượng có tăng hơn năm trước nhưng số lượng tham gia còn ít (chỉ có 86 tác phẩm trên cả nước gửi về dự thi), chất lượng chưa xứng tầm với thế mạnh của loại hình báo chí này,” ông Hà Minh Huệ nhận xét.
Những phụ nữ người Mông La Pán Tẩn đau đáu ngóng tìm chồng sau thảm họa sạt núi (Ảnh: Vietnam+)
Tìm lại vị trí Có cùng quan điểm về vấn đề này, ông Vũ Ngọc Khánh cho rằng: Thời gian gần đây, ảnh báo chí Việt Nam đang thiếu đi độ “gai góc” cần thiết để tạo sức hút, sự rung động cho người xem. Theo ông, xu thế chung của thế giới bây giờ là đi sâu vào những thân phận, những hoàn cảnh cụ thể nhiều hơn và đặc biệt là những vấn đề nóng, mang tính thời sự. Trường hợp của Maika Elan (tên thật là Nguyễn Thanh Hải) với bộ ảnh về người đồng tính “The pink choice” đã giành giải nhất ở hạng mục “Vấn đề đương đại” thể loại phóng sự ảnh tại cuộc thi World Press Photo (Ảnh Báo chí thế giới) 2013 là một minh chứng sắc nét cho vấn đề này. Tập trung thể hiện niềm hạnh phúc mà tình yêu mang lại, Maika Elan đưa đến cho công chúng một cái nhìn toàn diện hơn về thế giới của những người đồng tính. Những bức ảnh của Maika Elan có những giây phút bình yên và cả những khoảnh khắc cuồng dại, những ánh nhìn nổi bão; có cả sự nồng ấm song hành cùng nỗi cô đơn đã và đang trải rộng theo năm tháng. “Vì vậy, tất cả những gì tôi muốn thể hiện trong bộ ảnh này là đi đến tận cùng bản chất của tình yêu và cuộc sống yêu đương. Tôi không muốn khai thác sự khác biệt mang tính bề nổi của những người đồng tính. Tôi cũng không muốn khai thác những yếu tố giật gân, gây sốc trong cách thức thể hiện tình yêu của một nhóm người đồng tính, đặc biệt là nhóm những người chuyển giới,” Maika Elan tâm sự. Hiện nay, “chúng ta cần những bức ảnh mang tính thời sự; để khi nhìn vào đó, người xem biết được những gì đang xảy ra, nội dung câu chuyện ẩn chứa trong đó là gì. Đây là một trong những thiếu hụt của ảnh báo chí Việt Nam hiện nay,” ông Hà Minh Huệ bày tỏ. Phân tích sâu hơn về vấn đề này, ông Huệ cho rằng, với những sự kiện nóng như sự cố vỡ đập thủy điện ở Gia Lai, vụ sạt lở núi ở Yên Bái… thì trước tiên, việc phản ánh diễn biến sự kiện bằng ảnh vừa đảm bảo tính thời sự vừa có tác động đến trực quan của công chúng tốt hơn so với các bài tường thuật. “Để làm được điều đó, những người làm báo cần xác định đúng vai trò, vị trí của ảnh báo chí: Tác phẩm ảnh báo chí thực sự tương đương giá trị như một tác phẩm viết; không thể coi ảnh báo chí như ảnh minh họa,” ông Huệ nhấn mạnh./.
P. Mai (Vietnam+)