Hình ảnh đặc sắc Tết té nước của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên

Giữa tháng Tư dương lịch hằng năm, đồng bào dân tộc Lào tại xã Na Sang I, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên lại nô nức tổ chức Lễ hội té nước hay còn gọi là Bun huột nặm để chào đón năm mới.

Hình ảnh đặc sắc Tết té nước của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên
vnp_te nuoc 1.jpg
Dân tộc Lào là 1 trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó có Tết té nước. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 2.jpg
Trong tiếng Lào, “Bun” có nghĩa là lễ hội hoặc tết hay còn có nghĩa là phúc, “huột” là té, “nặm” là nước. “Bun huột nặm” được hiểu là Lễ hội té nước hoặc Tết té nước. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 3.jpg
Bun huột nặm có ý nghĩa gột rửa những điều xui xẻo trong năm cũ. Với mong muốn năm mới người được té nước sẽ gặp may mắn và tốt lành. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 4.jpg
Ngoài ý nghĩa đó thì Lễ hội Té nước còn mong muốn năm mới cầu mong mùa mưa thuận gió hòa, cầu cho mưa về tắm mát ruộng đồng, làm mềm đất rẫy để người dân tra hạt. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 5.jpg
Đây còn là dịp để bà con dân bản được sáng tạo, thể hiện những trò chơi dân gian, những điệu dân vũ truyền thống và đặc biệt là tục té nước của dân tộc Lào. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 6.jpg
Từ năm 2015, Bun huột nặm đã được cộng đồng Bản Na Sang I phục dựng tổ chức vào đúng thời điểm Tết truyền thống của người Lào từ ngày 14/4 đến ngày 16/4 dương lịch. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 7.jpg
Lễ hội té nước góp phần tái hiện lại yếu tố văn hóa truyền thống của người Lào và đã trở thành nếp sống, phong tục của người dân nơi đây. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 8.jpg
Bun Huột Nặm gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Trong phần lễ có một nghi thức cầu may mắn là “Phúk Khen” - là lễ “buộc chỉ cổ tay.” (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 9.jpg
Nghi lễ này cầu cho mọi người may mắn, mạnh khỏe, bình an. Sợi chỉ buộc cổ tay còn mang ý nghĩa nối liền từ dòng họ này đến dòng họ kia, từ dân tộc này đến dân tộc khác… để gắn bó với nhau, không rời nhau, thương yêu nhau. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 10.jpg
Trong lễ hội này, ai càng được buộc nhiều chỉ ở cổ tay thì càng may mắn. Để thể hiện lòng mến khách của người dân địa phương, những chiếc vòng may mắn thường dành tặng riêng cho khách đến thăm bản. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 11.jpg
Lễ cầu mưa được thực hiện bên bờ suối Nậm Núa, chủ tế sẽ cảm ơn thần sông, thần suối và cầu cho bản được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Tất cả các lễ vật sau đó được chia đều cho mọi người ăn lấy may. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 12.jpg
Sau lễ cầu mưa, mọi người xuống suối té nước vào nhau để cầu chúc sức khỏe và đằm mình trong dòng suối mát để làm thanh khiết bản thân. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 13.jpg
Tết té nước của đồng bào dân tộc Lào tỉnh Điện Biên đã góp phần khẳng định quá trình tồn tại, phát triển của cộng đồng dân tộc Lào trên địa bàn, cùng với đó là sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 14.jpg
Đây là lễ hội và cũng là tết truyền thống gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Lào ở Điện Biên, mang đậm triết lý nhân sinh. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_te nuoc 15.jpg
Tết Té nước (Bun Huột Nặm) được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3421/QĐ-BVH-TT&DL để ghi nhận và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục