Ngày 20/10, hàng chục nghìn người từ khắp nước Anh đã kéo về trung tâm thủ đô London, tham gia một cuộc biểu tình do Nghiệp đoàn Lao động (TUC) tổ chức nhằm phản đối các biện pháp cắt giảm chi tiêu của chính phủ nước này.
Những người biểu tình, trong đó có các giáo viên, y tá, nhân viên cứu hỏa, thanh niên thất nghiệp, các nhà hoạt động chống chiến tranh... đã giương cao các biểu ngữ và hô khẩu hiệu yêu cầu chính phủ chấm dứt việc cắt giảm chi tiêu của ngành dịch vụ công và thay vào đó là đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng.
Lãnh đạo Công đảng đối lập Ed Miliband cũng tham gia biểu tình, và là một trong số những người phát biểu trước đám đông. Ngoài thủ đô London, hai cuộc biểu tình khác cũng diễn ra đồng thời ở thành phố Glasgow của Scotland và Belfast thuộc Bắc Ireland.
Tổng thư ký TUC Brendan Barber ước tính có khoảng 100.000 người tham gia cuộc biểu tình này. Theo ông, các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ là một "chiến lược tiêu cực" và người lao động rất lo lắng về công việc của mình, trong khi đời sống của người dân tiếp tục đi xuống.
Ông Barber cho rằng đã đến lúc chính phủ liên minh cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thực hiện chương trình xây dựng nhà ở với quy mô lớn và cải cách hệ thống thuế. Những người biểu tình mong muốn chính phủ chú trọng đến tăng trưởng hơn là chỉ quan tâm đến việc cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế "xứ sở sương mù" này vẫn chìm trong suy thoái kể từ cuối năm 2011. Ngay từ khi lên nắm quyền tháng 5/20120, Chính phủ liên minh đã đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách vào năm 2015 - năm dự kiến sẽ diễn ra tổng tuyển cử. Tuy nhiên, tình trạng kinh tế khó khăn đã buộc chính phủ nước này phải kéo dài các biện pháp khắc khổ cho đến năm 2018.
Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Anh (ONS), tăng trưởng kinh tế nước này đã sụt giảm ba quý liên tiếp. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh giảm giảm 0,2% trong quý IV/2011, giảm 0,3% trong quý I/2012 và giảm 0,4% trong quý2 /2012.
Tháng 3 năm ngoái, tại Anh cũng nổ ra một cuộc biểu tình tương tự với sự tham gia của 250.000 người, phản đối chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ và cải cách lương hưu. Cuộc biểu tình sau đó đã dẫn đến bạo lực khi nhiều phần tử cực đoan đã lợi dụng biểu tình để đập phá hàng loạt trụ sở các ngân hàng cũng như các của hàng dọc tuyến phố ở Oxford Circus./.
Những người biểu tình, trong đó có các giáo viên, y tá, nhân viên cứu hỏa, thanh niên thất nghiệp, các nhà hoạt động chống chiến tranh... đã giương cao các biểu ngữ và hô khẩu hiệu yêu cầu chính phủ chấm dứt việc cắt giảm chi tiêu của ngành dịch vụ công và thay vào đó là đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng.
Lãnh đạo Công đảng đối lập Ed Miliband cũng tham gia biểu tình, và là một trong số những người phát biểu trước đám đông. Ngoài thủ đô London, hai cuộc biểu tình khác cũng diễn ra đồng thời ở thành phố Glasgow của Scotland và Belfast thuộc Bắc Ireland.
Tổng thư ký TUC Brendan Barber ước tính có khoảng 100.000 người tham gia cuộc biểu tình này. Theo ông, các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ là một "chiến lược tiêu cực" và người lao động rất lo lắng về công việc của mình, trong khi đời sống của người dân tiếp tục đi xuống.
Ông Barber cho rằng đã đến lúc chính phủ liên minh cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thực hiện chương trình xây dựng nhà ở với quy mô lớn và cải cách hệ thống thuế. Những người biểu tình mong muốn chính phủ chú trọng đến tăng trưởng hơn là chỉ quan tâm đến việc cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế "xứ sở sương mù" này vẫn chìm trong suy thoái kể từ cuối năm 2011. Ngay từ khi lên nắm quyền tháng 5/20120, Chính phủ liên minh đã đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách vào năm 2015 - năm dự kiến sẽ diễn ra tổng tuyển cử. Tuy nhiên, tình trạng kinh tế khó khăn đã buộc chính phủ nước này phải kéo dài các biện pháp khắc khổ cho đến năm 2018.
Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Anh (ONS), tăng trưởng kinh tế nước này đã sụt giảm ba quý liên tiếp. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh giảm giảm 0,2% trong quý IV/2011, giảm 0,3% trong quý I/2012 và giảm 0,4% trong quý2 /2012.
Tháng 3 năm ngoái, tại Anh cũng nổ ra một cuộc biểu tình tương tự với sự tham gia của 250.000 người, phản đối chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ và cải cách lương hưu. Cuộc biểu tình sau đó đã dẫn đến bạo lực khi nhiều phần tử cực đoan đã lợi dụng biểu tình để đập phá hàng loạt trụ sở các ngân hàng cũng như các của hàng dọc tuyến phố ở Oxford Circus./.
(TTXVN)