Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) trong cuộc họp ngày 10/5 đã quyết định không nới rộng chương trình nới lỏng có định lượng (QE) và giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục 0,5%, bất chấp những lo ngại rằng nền kinh tế yếu ớt của Anh có thể đối mặt với suy thoái kéo dài.
Sức ép về việc phải thực hiện thêm các biện pháp kích thích đã gia tăng gần đây trong bối cảnh khủng hoảng Eurozone tiếp tục trầm trọng thêm và nền kinh tế Anh rơi vào tình trạng suy thoái kép lần đầu tiên kể từ năm 1970 sau hai quý tăng trưởng âm liên tiếp từ quý IV/2011 (-0,3%) đến quý I/2012 (-0,2%), theo số liệu công bố lần đầu của Cơ quan Thống kê Quốc gia.
Hồi tháng 1/2012, BoE đã bơm thêm 50 tỷ bảng (khoảng 80 tỷ USD) thông qua việc mua trái phiếu chính phủ từ các thể thế tài chính, nâng tổng giá trị chương trình QE2 lên 325 tỷ bảng.
Quyết định mới nhất của BoE được giới chuyên gia nhận định là hợp lý bởi tình hình lạm phát đang diễn biến phức tạp do hệ quả của các gói QE trước đó. Trong tháng 4/2012, lạm phát đã bất ngờ tăng từ 3,4% lên 3,5%, và các nhà kinh tế không còn hy vọng rằng mục tiêu lạm phát 2% cả năm 2012 sẽ trở thành hiện thực.
Cố vấn kinh tế trưởng Ian McCafferty thuộc Nghiệp đoàn Công nghiệp Anh (CBI) nhận định rằng các hoạt động kinh tế èo uột và lạm phát tăng cao đã đặt BoE vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế đi xuống và hiện có các dấu hiệu về căng thẳng gia tăng tại Eurozone thì việc BoE sẽ phải bơm thêm tiền là điều không thể loại trừ.
Nhà kinh tế trưởng Howard Archer thuộc Tập đoàn phân tích, dự báo kinh tế tài chính IHS Global Insight cho biết nếu như Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của BoE chia rẽ về quyết định không nới rộng QE trong tháng này, và nếu nền kinh tế có thêm những dấu hiệu loạng choạng trong vài tuần tới thì rất có thể rằng BoE sẽ buộc phải bơm thêm tiền vào nền kinh tế trong tháng 6/2012./.
Sức ép về việc phải thực hiện thêm các biện pháp kích thích đã gia tăng gần đây trong bối cảnh khủng hoảng Eurozone tiếp tục trầm trọng thêm và nền kinh tế Anh rơi vào tình trạng suy thoái kép lần đầu tiên kể từ năm 1970 sau hai quý tăng trưởng âm liên tiếp từ quý IV/2011 (-0,3%) đến quý I/2012 (-0,2%), theo số liệu công bố lần đầu của Cơ quan Thống kê Quốc gia.
Hồi tháng 1/2012, BoE đã bơm thêm 50 tỷ bảng (khoảng 80 tỷ USD) thông qua việc mua trái phiếu chính phủ từ các thể thế tài chính, nâng tổng giá trị chương trình QE2 lên 325 tỷ bảng.
Quyết định mới nhất của BoE được giới chuyên gia nhận định là hợp lý bởi tình hình lạm phát đang diễn biến phức tạp do hệ quả của các gói QE trước đó. Trong tháng 4/2012, lạm phát đã bất ngờ tăng từ 3,4% lên 3,5%, và các nhà kinh tế không còn hy vọng rằng mục tiêu lạm phát 2% cả năm 2012 sẽ trở thành hiện thực.
Cố vấn kinh tế trưởng Ian McCafferty thuộc Nghiệp đoàn Công nghiệp Anh (CBI) nhận định rằng các hoạt động kinh tế èo uột và lạm phát tăng cao đã đặt BoE vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế đi xuống và hiện có các dấu hiệu về căng thẳng gia tăng tại Eurozone thì việc BoE sẽ phải bơm thêm tiền là điều không thể loại trừ.
Nhà kinh tế trưởng Howard Archer thuộc Tập đoàn phân tích, dự báo kinh tế tài chính IHS Global Insight cho biết nếu như Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của BoE chia rẽ về quyết định không nới rộng QE trong tháng này, và nếu nền kinh tế có thêm những dấu hiệu loạng choạng trong vài tuần tới thì rất có thể rằng BoE sẽ buộc phải bơm thêm tiền vào nền kinh tế trong tháng 6/2012./.
Lê Dương (TTXVN)